Ngày 29/11/2021, trong khuôn khổ hoạt động khoa học chung, Trung tâm Phân tích và Dự báo đã tổ chức Hội thảo khoa học với tiêu đề “Chuyển đổi số: kinh nghiệm các nước và thực tiễn Việt Nam” theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là vấn đề được Chính phủ quan tâm và Đề án Chuyển đổi số quốc gia đã được xây dựng. Số hoá là quá trình hiện đại hoá, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số; trong khi đó, chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hoá, rồi áp dụng các Công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn.
Chuyển đổi số có 3 cấp độ: cấp độ 1 – số hoá thông tin (digitization) là việc chuyển đổi các thực thể (đối tượng, vạn vật…) từ dạng vật lý (analog) sang dạng số, tạo ra phiên bản số của các thực thể, có thể thấy như hoạt động số hóa “tài liệu cứng” hay các văn bản giấy chuyển thành file “mềm” có thể lưu trữ trên máy tính. Đây cũng có thể xem là bước tin học hóa, là một phần của quá trình chuyển đổi số. Cấp độ 2 - Số hóa quy trình (digitalization): là cấp độ xác định cách thức hoạt động của tổ chức dựa trên các công nghệ số và dữ liệu được số hóa. Cấp độ 3 – chuyển đổi số (Digital transformation): là việc mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện thay đổi số toàn diện theo mô hình hoạt động mới ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực từ cấp lãnh đạo đạo cao cấp tới mọi người dân
Thể chế hoá cuộc cách mạng lần thứ 4 và định hướng chuyển đổi số ở Việt Nam: Chỉ tiêu chuyển đổi số thể hiện ở hội nghị trực tuyến, các văn bản đưa lên website, dịch vụ công được trả tiền,… Bộ công an đang hoàn thiện hồ sơ căn cước công dân gắn chíp điện tử, có mã số định danh để tiến tới tích hợp mã số bảo hiểm xã hội, mã số cmnd, mã số thuế, mã số ngân hàng,… Khi có mã số định danh sẽ thực hiện hỗ trợ an sinh xã hội xã tốt hơn.
Lấy người dân làm trung tâm của chuyển đổi số, đây là bản chất của quá trình chuyển đổi số, không phải bằng cá nhân mà bằng thuật toán, nhiểu người sử dụng nền tảng thì nền tảng đó càng có giá trị, làm sao để thẩm thấu vào từng người dân, để từng người dân sử dụng các nền tảng chuyển đổi số.
Chuyển đổi số ở 2 lĩnh vực y tế và giáo dục ở Việt Nam đang từng bước được thực hiện. Ba nội dung chính của chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: quản trị y tế trên môi trường số, khám chữa bệnh ở các cở từ trạm y tế đến bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khoẻ liên thông và tích hợp. Khó khăn cho chuyển đổi số lĩnh vực y tế chính là vấn dề con người, vấn đề vận hành, sự liên thông các bệnh viện và vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân.
Bước sang kỷ nguyên số, sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Giáo dục theo bốn trụ cột: học để biết (kỹ năng học tập), học để khẳng định (kỹ năng làm chủ bản thân), học để chung sống (kỹ năng thích ứng và hoà nhập) và học để làm việc (kỹ năng làm việc).
Y tế và giáo dục là 2 lĩnh vực hoạt động có điều kiện, đây là lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến con người, điểm nghẽn chính ở đây chính là thể chế.