Ngày 03/09/2020, trong khuôn khổ hoạt động khoa học chung, Trung tâm Phân tích và Dự báo đã tổ chức buổi Tọa đàm với tiêu đề "Những vấn đề kinh tế vĩ mô nổi bật của Việt Nam trrong năm 2020". Đến dự Tọa đàm có đầy đủ các cán bộ của Trung tâm.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2020 chịu tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid-19. Hai làn sóng dịch bệnh vào tháng 3 và tháng 7 cùng với việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của nhiều các lĩnh vực ngành nghề, lao động – việc làm, thu nhập và cuộc sống của người dân.
Về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt 2,91%, ở mức thấp nhất của giai đoạn 2021-2020, cũng như trong vòng 35 năm qua kể từ sau Đổi mới.
Về tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát năm 2020 đạt mục tiêu đề ra, dưới 4%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm 2019.
Nhìn chung các cán cân lớn của nền kinh tế giữ được ổn định. Về tình hình đầu tư, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019. Về cán cân thương mại, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thương mại hàng hóa cũng chịu tác động đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức cao nhất trong 35 năm qua (tính từ sau Đổi mới), ước tính đạt 19,1 tỷ USD.
Trong năm 2021, triển vọng tăng trưởng nền kinh tế thế giới có lẽ sẽ tích cực hơn so với năm 2020. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, tăng trưởng kinh tế của các nước thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng năm 2021 sẽ phục hồi so với năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp và theo dõi kỹ diễn biến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng để không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng.