Tọa đàm kỹ thuật “Chương trình nghiên cứu về hiệu quả giáo dục bậc trung học phổ thông của CTNC “Những cuộc đời trẻ thơ” tại Việt Nam”: Một số kết quả ban đầu từ chương trình điều tra trường học năm học 2016-2017” ngày 17/02/2017

(17/02/2017)

Sáng ngày thứ Sáu 17/02/2017, Chương trình nghiên cứu (CTNC) “Những cuộc đời trẻ thơ” đã công bố báo cáo quốc gia, tổng kết lại quá trình 15 năm thực hiện thu thập số liệu về 3.000 trẻ em tại Việt Nam. Đây là một chương trình nghiên cứu duy nhất ở Việt Nam với quy mô và thời hạn kéo dài như vậy. CTNC “Những cuộc đời trẻ thơ” thực hiện tại 4 quốc gia: Ethiopia, Ấn Độ (bang Andhra Pradesh và Telangana), Pê-ru và Việt Nam – trong suốt thời gian từ năm 2002 đến năm 2017. Tại mỗi quốc gia, mẫu điều tra gồm có hai nhóm trẻ: nhóm trẻ sinh năm 2001 – 2002 (hay còn gọi là nhóm trẻ Thiên niên kỷ) với 2.000 trẻ mới 1 tuổi khi vòng điều tra đầu tiên được tiến hành năm 2002, và nhóm trẻ sinh năm 1994 - 1995, với 1.000 trẻ khi đó đã 8 tuổi. Báo cáo quốc gia công bố ngày hôm nay đã cho thấy nhiều kết quả tích cực về phát triển của thiếu niên Việt Nam đồng thời chỉ ra cơ hội có thể can thiệp chính sách nhằm giúp trẻ em Việt Nam phát triển tốt hơn và đóng góp hiệu qủa hơn cho xã hội sau này.

TS. Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giám đốc quốc gia CTNC “Những Cuộc đời trẻ thơ” tại Việt Nam cho biết, “Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc rút ngắn bất bình đẳng giữa các nhóm trẻ yếu thế và nhóm ưu thế, tuy rằng khoảng cách này vẫn còn ở mức đáng kể. So sánh quá trình phát triển giữa hai nhóm trẻ sinh cách nhau 7 năm, các kết quả đều ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về điều kiện kinh tế của hộ gia đình và các chỉ số dinh dưỡng, tỷ lệ nhập học của trẻ sinh muộn hơn so với nhóm sinh trước 7 năm. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cho chúng ta thấy một tương lai mà kỹ năng số đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thế nhưng, nghiên cứu ghi nhận thấy tỷ lệ sử dụng máy tính ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn rất thấp. Điều này khi kết hợp với môi trường nơi các em sinh sống và lớn lên, điều kiện kinh tế còn khó khăn của gia đình khiến các em chịu nhiều thiệt thòi khi bước vào thị trường lao động. Các nhà hoạch định chính sách cần sớm có giải pháp hỗ trợ để bảo đảm mọi trẻ em có được kỹ năng cho thế kỷ 21 đồng thời tạo ra những cơ hội của thế kỷ 21.”

Tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trong và ngoài nước. 



Các tin đã đưa ngày: