Đề tài đã áp dụng kỹ thuật Data Visualization (trực quan hóa dữ liệu) để so sánh sự khác biệt trong Nợ công của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới để đưa ra các kiến nghị nhằm kiềm chế Nợ công, tránh những rủi ro kinh tế Vĩ mô mà Nợ công có thể gây nên. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiệu quả của đầu tư công là nhân tố chính góp phần tăng gánh nặng nợ công. Trong đầu tư công, do không tuân thủ các quy định về kỷ luật ngân sách nên nhiều dự án đầu tư công bị kéo dài và không có hiệu quả, không những không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn làm gia tăng gánh nặng nợ công lên nền tài chính quốc gia. Nợ công trong nước tiềm ẩn những rủi ro lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác giả đã xuất 03 giải pháp ngắn hạn bao gồm: Chính phủ phải giữ kỷ luật chi ngân sách theo đúng dự toán, phần tăng thu, kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đã được xác địn trong nghị quyết Đại hội Đảng XII và nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Trong dài hạn, đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền với tái cơ cấu ngân sách nhà nước; tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định vững chắc; điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh hoạt; đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công và hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng khoán.Đề tài đã áp dụng kỹ thuật Data Visualization (trực quan hóa dữ liệu) để so sánh sự khác biệt trong Nợ công của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới để đưa ra các kiến nghị nhằm kiềm chế Nợ công, tránh những rủi ro kinh tế Vĩ mô mà Nợ công có thể gây nên. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiệu quả của đầu tư công là nhân tố chính góp phần tăng gánh nặng nợ công. Trong đầu tư công, do không tuân thủ các quy định về kỷ luật ngân sách nên nhiều dự án đầu tư công bị kéo dài và không có hiệu quả, không những không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn làm gia tăng gánh nặng nợ công lên nền tài chính quốc gia. Nợ công trong nước tiềm ẩn những rủi ro lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác giả đã xuất 03 giải pháp ngắn hạn bao gồm: Chính phủ phải giữ kỷ luật chi ngân sách theo đúng dự toán, phần tăng thu, kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đã được xác địn trong nghị quyết Đại hội Đảng XII và nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Trong dài hạn, đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền với tái cơ cấu ngân sách nhà nước; tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định vững chắc; điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh hoạt; đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công và hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng khoán.