Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào vào quản lý hoạt động kinh doanh, thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích diễn giải. Trên thế giới, các chương trình phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp như ERP, SAP là những phần mềm lâu đời và có mức ứng dụng cao ở các nước phát triển trên thế giới, và đến giờ vẫn là lựa chọn hàng đầu của các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia. Bản thân một bộ ERP bao gồm rất nhiều nhiều công cụ: kế hoạch sản phẩm, chi phí sản xuất hay dịch vụ giao hàng, tiếp thị và bán hàng, quản lý kho quỹ, kế toán phù hợp với kết nối giữa các bộ phận trongcông ty,tập đoàn lớn. Phần mềm quản lý tạo ra quy trình làm việc tự động của một công ty cho phép thành lập hệ thống công ty phức tạp với các chuỗi các văn phòng khác nhau có đầy đủ chức năng như kế toán, bán hàng, quản lý hàng tồn kho, nguồn nhân lực, lập kế hoạch và sản xuất. Tất cả kết nối trong một cơ sở dữ liệu duy nhất đồng bộ toàn diện cho doanh nghiệp.
Chi phí cho một hệ thống quản trị nguồn lực là rất lớn, khiến bản thân các doanh nghiệp, khách hàng trước khi đặt hàngluôn phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định mua và triển khai phần mềm quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ ngày nay, đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây đã tạo điều kiện thuận lợi để hàng loạt các sản phẩm phần mềm quản lý với mức chi phí hợp lý hơn được giới thiệu. Đây là các giải pháp tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là các các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp cho họ hàng các hệ thống quản trị doanh nghiệp (enterprise system) mà trước đây chỉ duy nhất các doanh nghiệp với quy mô lớn mới có điều kiện và khả năng ứng dụng.
Trong thời buổi công nghệ hiện nay, khả năng phát triển và bắt kịp với công nghệ đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Không khó để nhận ra thị trường các phầm mềm quản lý tích hợp doanh thu, chi tiêu, quản lý tồn kho, v.v. ngày nay ở Việt Nam đang sôi nổi như thế nào. Phần mềm quản lý bán hàng có thể được xem là công cụ hỗ trợ giúp các công ty, doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, theo dõi danh sách khách hàng, kiểm tra số hàng tồn kho hay các dòng hàng mới về. Đối với nhiều cơ sở kinh doanh, chủ doanh nghiệp bắt đầu xem đây là phương tiện quan trọng không thể thiếu đối các đơn vị có hoạt động kinh doanh, buôn bán, tương tác với khách hàng, bất kể mô hình kinh doanh lớn nhỏ.
Xét về nguồn cầu, chủ các cơ sở kinh doanh giờ đây đều thuận lợi hơn rất nhiều trong việc quản lý nguồn hàng và doanh thu bán hàng, chi tiêu mua sắm. Các phần mềm được giới thiệu phù hợp đối với tuỳ từng đối tường khách hàng: khách hàng quy mô nhỏ (chủ cửa hàng quần áo, tạp hoá, café) đến những khách hàng là những công ty có nhiều cơ sở, chi nhánh hay các các tổng công ty, tập đoàn. Phần mềm được xây dựng trên các nền tảng công nghệ khác nhau: trên dữ liệu máy tính, qua server máy chủ nội bộ hoặc bên ngoài, và giờ đây, với sự phát triển của mạng Internet và các thiết bị di động, các giải pháp chủ yếu được giới thiệu dựa trên công nghệ điện toán đám mây.
Với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân và nền kinh tế phi chính thức, Việt Nam là trường hợp nghiên cứu thú vị để tìm hiểu thêm về ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và DNVVN. Khu vực doanh nghiệp tư nhân bắt đầu phát triển nhanh chóng ở Việt Nam kể từ Đổi Mới vào năm 1986 và nền kinh tế, với sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước trong quá khứ, đã chuyển đổi sang một nền kinh tế mở hơn, trong đó hầu hết các doanh nghiệp tư nhân là DNVVN. Đến năm 2014, có 368.010 DNVVN, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp và chiếm 46% tổng số lao động và đóng góp 40% GDP (GSO 2014).
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, nếu muốn hoạt động hiệu quả và cạnh tranh được với các đơn vị đã triển khai ứng dụng ERP, thì các đơn vị sản xuất, kinh doanh tự nhận thấy không đơn vị nào là quá nhỏ cho việc ứng dụng giải pháp ERP. ERP cho phép các đơn vị kinh doanh này có thể hoạt động như một doanh nghiệp có quy mô.
Nghiên cứu này mong muốn đóng góp vào các nghiên cứu về việc ứng dụng và phát triển công nghê trong bối cảnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ.