+ Các dự báo cho thấy quy mô của tầng lớp trung lưu ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, dựa vào tỷ lệ tăng trưởng cụ thể của các quốc gia trong vòng vài thập kỷ tới. cùng với sự thịnh vượng chung đang diễn ra ở hầu hết các nơi trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, trở thành một xã hội trung lưu không phải là điều ngẫu nhiên hoặc tự nhiên, mà nó đòi hỏi khả năng lãnh đạo để xây dựng những chính phủ kiến tạo để vượt qua những thách thức thể chế hiện tại. Thêm vào đó, sự tồn tại của một tầng lớp trung lưu lớn không phải là điều kiện cần và đủ để mang lại nền quản trị và các chính sách tốt.
+ Tại hầu hết các nước, tầng lớp trung lưu chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc kiến tạo chính sách. Nói cách khác, tầng lớp trung lưu không có những ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách cụ thể. Đặc biệt là khi tầng lớp trung lưu chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị, mặc dù manh nha với sự phát triển của mạng xã hội.
+ Mặc dù vậy, tầng lớp trung lưu có thể ảnh hưởng gián tiếp tới sự chuyển dịch thể chế thông qua việc đóng góp với chính quyền thông qua các kênh và diễn đàn khác nhau.
+ Kinh nghiệm quốc tế về tầng lớp trung lưu cho thấy cần cẩn trọng trong cách tiếp cận về vai trò của tầng lớp trung lưu đối với các vấn đề chính sách, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Việc sử dụng các lý thuyết phương Tây về định hướng và kiến tạo chính sách của tầng lớp trung lưu hay vai trò của tầng lớp này trong xã hội có thể không thực sự phù hợp.
+ Những bài học kinh nghiệm cũng cho thấy, khi có những đòi hỏi ngày càng tăng từ phía người dân về việc phải cải cách kinh tế, chính sách và chính trị thì chính quyền cần phải thực hiện một cách nhất quán và không được nửa vời.
+ Từ kinh nghiệm quốc tế cũng có thể thấy tầng lớp trung lưu hiện nay không có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề chính sách mặc dù cũng đang định hình những hành vi hoạch định chính sách theo hướng công khai, minh bạch hơn. Những người trung lưu của Việt Nam hiện nay chưa đủ các điều kiện về kinh tế và chính trị để trở thành một tầng lớp trung lưu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
+ Tầng lớp trung lưu gia tăng nhưng chưa phát triển đầy đủ cho thấy Việt Nam hiện nay vẫn còn có không gian và thời gian, ít nhất là trung hạn, để thử nghiệm các chính sách mới, thể chế mới với rủi ro và chi phí thấp hơn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay cần tăng cường đột phá cải cách, thử nghiệm những mô hình mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
+ Mặc dù vậy, những điều này sẽ thay đổi trong tương lai dài hạn, khi mà tầng lớp trung lưu Việt Nam phát triển hơn và có ý thức chính trị hơn. Cùng với tương tác của mạng xã hội, ngày càng nhiều vấn đề liên quan tới chính sách và hoạch định chính sách được đưa ra và người dân ngày càng có nhiều ý kiến về vấn đề thực thi pháp luật