MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa Đông Sơn- một trong những văn hóa khảo cổ phát triển rực rỡ nhất trong thời đại kim khí Việt Nam- địa bàn phân bố chủ yếu ở Bắc Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở các lưu vực sông tạo lập các loại hình địa phương (sông Hồng, sông Mã và sông Cả). Từ các trung tâm đó cư dân Đông Sơn đã có mặt ở nhiều địa hình khác nhau: Vùng chân núi, trung du và đồng bằng, ven biển, đảo gần bờ... Giai đoạn tiền Đông Sơn - Đông Sơn địa bàn tụ cư của họ chủ yếu ở chân núi, trung du, rìa đồng bằng cao đến giai đoạn muộn (thời gian tồn tại khoảng nửa sau thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên) cùng với sự biến đổi của môi trưòng sinh thái, sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật luyện sắt, sự gia tăng dân số cư dân Đông Sơn đã tràn xuống chinh phục và từng bước thích nghi, làm chủ vùng đồng bằng thấp, lầy trũng. Nghiên cứu quá trình mở rộng địa bàn cư trú, chinh phục miền đất mới tạo lập các trung tâm ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam của chủ nhân văn hóa Đông Sơn luôn là đề tài khoa học được giới khảo cổ học, sử học và nhiều nghành khoa học xã hội khác quan tâm nghiên cứu.
Gần một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đồng Sơn các nhà khảo cổ học, sử học trong ngoài nước đã thu được nhiều thành tựu khoa học lớn như: đã xác định được địa bàn phân bố, nội dung loại hình, niên đại các giai đoạn phát triển, cuộc sống vật chất tinh thần, các mối quan hệ, các yếu tố nội sinh tạo lập lên nền văn minh rực rỡ, để rồi từ đó toả sáng trong khu vực Đông Nam Á cổ.
Tuy vậy còn nhiều vấn đề về văn hóa Đông Sơn cần được đầu tư nghiên cứu trong đó việc đi sâu tìm hiểu môi trường, điều kiện địa lý địa chất, thời tiết khí hậu thủy văn - những yếu tố ảnh hưởng đậm nét đến đời sống thường nhật và lâu dài của các lớp cư dân từ xa xưa đến ngày nay. Hay những biến đổi trong xã hội Đông Sơn sau cuộc cách mạng luyện kim đen... từ những yếu tố tự nhiên, xã hội đã tác động mạnh mẽ đến cư dân Đông Sơn, trong đó có sự gia tăng (bùng nổ) về dân số và việc đi tìm, tạo dựng cho mình một miền đất mới là thúc bách cấp thiết. Từ trung du và rìa đồng bằng cao cư dân Đông Sơn đã tràn xuống chiếm lĩnh và từng bước thích nghi, làm chủ các vùng đồng bằng thấp lầy trũng. Cũng từ mảnh đất mới mầu mỡ mà gai góc ấy cùng với tồn tại là phát triển và tạo dựng những cụm cư dân, liên kết chặt chẽ thành các trung tâm kinh tế vãn hóa sánh ngang với các trung tâm đương đại ở vùng cao hơn. Đó là quá trình lâu dài từ từ và không tránh khỏi những khó khăn trở ngại. Tìm hiểu, nghiên cứu quá trình ấy là đề tài cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình). Ngoài ra có mở rộng nghiên cứu, so sánh với một số địa phương khác như: Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Nam như Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài chủ yếu là thời đại sắt sớm, có mở rộng lên thời đại đồ đồng khi nghiên cứu các con đường tạo lập nền văn hoá Đông Sơn. Khung niên đại vào khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài thế kỷ đầu Công nguyên.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin
- Các phương pháp khảo cổ học truyền thống: Điền dã thực địa, nghiên cứu so sánh loại hình, thống kê, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, lập biểu đồ, lập bản đồ, phiếu hiện vật, phân tích mẫu...
- Các phương pháp khoa học liên ngành như Sử học, Văn hoá Dân gian, Thư tịch học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Con người môi trường cổ, Địa văn hoá...
- Các phương pháp khoa học bổ trợ: Phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ C14, phân tích thành phần hoá học các chất liệu gốm, đồng, sắt, thuỷ tinh...
- Tổng hợp các nghiên cứu về văn hoá Đông Sơn có liên quan đến nội dung đề tài, kết hợp nghiên cứu trực tiếp các di tích và di vật của văn hoá Đông Sơn biên soạn thành một chuyên khảo khoa học.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Từ xác định khái niệm, ranh giới của Đồng bằng châu thổ sông Hồng đến xác định không gian nghiên cứu chính của đề tài. Đồng bằng châu thổ sông Hồng là sản phẩm bồi tụ trên một vịnh biển cổ của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm phần lớn là phù sa mới và hai dải phù sa cổ ở phía bắc và phía tây nam.
- Qua tài liệu địa lý, địa chất, thời tiết, khí hậu, thủy văn, các tư liệu liên quan đến biển tiến, biển thoái, mực nước biển trong thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên... tìm hiểu sâu về môi trường sinh thái nhân văn tác động trực tiếp đến đời sống của cư dân Đông Sơn, đi sâu nghiên cứa quá trình hình thành các vùng đồng bằng thấp - miền đất hứa của cư dân Đông Sơn giai đoạn muộn.
- Xác định quá trình hình hành, phát sinh và phát triển có nguồn gốc bản địa của văn hoá Đông Sơn, qua các giai đoạn tiền Đông Sơn từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu đến Gò Mun và cuối cùng hội tụ ở đỉnh cao Đông Sơn.
- Vài nét về khái niệm văn hóa Đông Sơn, đi sâu tìm hiểu những đặc trưng văn hoá cơ bản của văn hóa Đông Sơn thông qua địa bàn phân bố đến nội dung, loại hình và các giai đoạn phát triển, thể hiện tính thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá này.
- Những thành tựu trong cuộc cách mạng luyện kim màu của cư dân Đông Sơn từ đó hình thành các trung tâm Đông Sơn ở vùng rìa đồng bằng cao, như: Làng Vinh Quang, Cổ Loa (Hà Nội)...
- Trình bày các di tích Đông Sơn ở vùng trũng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định... thông qua các khu cư trú và mộ táng, di tích và di vật nêu bật luận điểm: Ngay từ khi mới thành tạo đồng bằng châu thổ Bắc Bộ đã là miền đất hứa của cư dân Đông Sơn, từ chiếm lĩnh đến chinh phục và làm chủ rồi từng bước tao dựng các trung tâm mới, đó là: Phương Nam (Quảng Ninh), Việt Khê, Thủy Sơn (Hải Phòng), Động Xả (Hưng Yên), Phú Lương, Châu Can, Minh Đức (Hà Nội), Yên Bắc, Yên Từ, Đọi Sơn (Hà Nam).
- Trình bày những đặc trưng cơ bản văn hóa Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ: về sự phân bố của các di tích, về các loại hình di tích và di vật, về niên đại- các giai đoạn phát triển. Từ đó trình bày những thành tựu trong đời sống của cư dân Đông Sơn ở vùng trũng Bắc Bộ:
+ Đời sống kinh tế vật chất: Nông nghiệp (trồng lúa nước, chăn nuôi, khai thác thủy hải sản; Thủ công nghiệp (luyện sắt, đúc đồng, chế tác đá, làm gốm, nghề mộc, đan lát, dệt vải..); Buôn bán trao đổi.
+ Đời sống văn hóa tinh thần: ứng xử trong văn hóa thường nhật (ăn, ở, đi lại,
giao tiếp); Đòi sống tâm linh (lễ hội, ma chay, thờ cúng.. .)
- Trình bày những tư liệu về cổ nhân, cổ sinh liên quan đến phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Các mối quan hệ của cư dân Đông Sơn vùng trũng Bắc Bộ với các cư dân ở vùng chân núi và trung du Bắc Bộ, với các cư dân vùng sông Mã, sông Cả, cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Miền Trung Việt Nam, quan hệ trao đổi có chọn lọc với cư dân văn hóa Hán phương Bắc.
CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC VÙNG ĐỔNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỔNG.
1. Vài nét tổng quan về vùng đồng bằng châu thể sông Hổng.
1.1. Các đặc điểm tự nhiên (địa lý, địa chất, thời tiết khí hậu thuỷ văn, hệ thực vật...) đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là sản phẩm bồi tụ trên một vịnh biển cổ của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm phần lớn là phù sa mới và hai dải phù sa cổ ở phía bắc và phía tây nam. Tổng diện tích khoảng 12.510km2. về mặt địa giới hành chính hiện nay, đồng bằng châu thổ sông Hồng bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.
Đặc điểm địa hình vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng có đặc trưng cơ bản nhất là thấp và bằng phẳng dốc thoải từ tây bắc xuống đông nam (thấp dần về phía biển), từ độ cao 10- 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Đặc điểm của địa hình đồng bằng Sông Hồng như đã trình bày ở trên là kết quả của quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình, của các đợt biển tiến, biển thoái trong kỷ Đệ Tứ và nhất là sự chinh phục của các lớp cư dân từ thời đại kim khí cho đến ngày nay.
Khí hậu và chế độ thủy văn
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm ở đồng bằng Sông Hồng vào khoảng 22,5 - 23,5°c. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt tới 8.500- 8.600°c. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 1600-1800 mm/lít.
Chế độ thuỷ văn đồng bằng Sông Hồng rất phù hợp với đặc điểm địa hình và khí hậu nói trên. Mạng lưới sông ngòi dày đặc khoảng 0,5-1,0 km/km2 vừa bao gồm hạ lưu và chi lưu của hai sông lớn đổ ra biển là sông Hồng và sông Thái Bình, vừa bao gồm các sông nhỏ chảy trong nội địa, vừa bao gồm rất nhiều kênh đào tưới tiêu lớn nhỏ. Vùng đông nam châu thổ có mạng lưới sông dày đặc nhất có nơi tới 2,8 - 3,2 km/km2. Giữa các sông nhánh là các vùng đất thấp ngập nước- được gọi là những ô trũng- điển hình là vùng ô trũng Hà Nam, Phú Xuyên (Hà Nội), Hưng Yên, Hải Dương...
Đôi nét về hệ thực vật ở đồng bằng châu thổ sông Hồng
Miền Bắc Việt Nam nằm ở đai nhiệt đới ẩm chịu tác động của gió mùa Đông Nam, nhiệt độ cao, mưa và ẩm, tạo nên một hệ thực vật rừng nhiệt đổi, rừng lá rộng và lá kim. Khoảng 1/3 lãnh thổ nằm trong đới rừng nhiệt đới thường xanh và á nhiệt đói rụng lá sồi dẻ.
Tiểu kết
Dựa trên điều kiện địa lý, hệ sinh thái sẵn có cư dân Việt cổ đã thiết lập ở đồng bằng châu thổ sông Hồng sự cư trú lâu dài bằng chứng là sự hình thành các nền văn hoá khảo cổ mà qua số lượng các di chỉ khảo cổ cho thấy mật độ dân chúng ngày càng dày đặc. Cư dân cổ ở đây đã thích nghi với môi trường từ người Hoà Bình và Bắc Sơn đến người Đông Sơn phát triển từ văn hoá thung lũng đến văn hoá châu thổ. “Người Đông Sơn cư trú rộng khắp từ vùng núi và đồi đến tận vùng bờ biển duyên hải nhưng nhiều nhất và tập trung nhất vẫn là vùng đồng bằng, điều này cố nghĩa rằng người Đông Sơn sống trong một hệ sinh thái rất đa dạng ”
1.2. Không gian phân bố văn hoá Đồng Sơn ở đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Cho đến nay, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã phát hiện khoảng hơn 100 di tích, không kể một số di tích phát hiện lẻ tẻ. Dựa vào sự phân bố của các di tích theo địa hình tự nhiên chúng ta có thể tìm hiểu thêm về những đặc trưng chung của các nhóm di tích theo địa hình đồng thời là cơ sở để chứng minh được những bước, những giai đoạn phát triển của các di tích trong quá trình từng bước chiếm lĩnh đồng bằng của cư dân Đông Sơn.
Về cơ bản có thể chia sự phân bố của các di tích theo các loại địa hình tự nhiên như
sau:
- Đồng bằng phù sa cổ xen đồi sót gồm Hà Nội (các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm), Bắc Ninh
- Đồng bằng phù sa mới cao gồm Bắc Ninh, Hà Nội (huyện Thanh Trì) phát hiện được nhiều di tích có tầng văn hóa rất dày, có quá trình phát triển từ sớm đến muộn, tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn ở vùng Sông Hồng.
- Đồng bằng phù sa mới thấp gồm Hà Nội (huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ), Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương.
- Đồng bằng phù sa mới ven biển hiện đại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.
Có thể nhận thấy, dù trên địa hình nào các di tích phân bố thành nhiều cụm với
mật độ đậm đặc trải dài theo các dòng sông.
2. Tình hình phát hiện nghiên cứu các di tích tiền Đông Sơn- Đông Sơn ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
- Giai đoạn trước năm 1975: Các di tích phát hiện không nhiều, chủ yếu là các phát hiện lẻ tẻ như: Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các quan lại người Pháp đã thu lượm, mua bán các hiện vật văn hoá Đông Sơn ở đồng bằng lưu vực sông Hồng.
- Giai đoạn từ nãm 1975 đến 1986: Giai đoạn có những nghiên cứu gắn với đề tài lớn về thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Vùng đồng bằng thấp cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã mở nhiều cuộc điều ưa, thám sát trên các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam. Đây hầu hết là các di tích mộ thuyền, những phát hiện này góp phần sáng tỏ thêm đặc trưng của táng thức mộ thuyền và cũng là một trong những đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các phát hiện về mộ thuyền chủ yếu trong thời gian này tập trung ở Hà Nam, một số di tích ở Hà Tây.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: là giai đoạn khảo cổ học Việt Nam thu được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong công tác nghiên cứu các di tích Đông Sơn ở châu thổ Bắc Bộ. Trong giai đoạn này rất nhiều các di tích mới tiếp tục được biết đến như: cụm mộ thuyền Trầm Lộng, Đồng Lãng, Thôn Tú, Kim Đường, Minh Đức, Dương Xá, Đình Tràng,...
Những phát hiện quan trọng ở di tích Đền Thượng- Cổ Loa về khu đúc mũi tên đồng càng khẳng định rằng đây không chỉ là một trung tâm chính trị, quân sự và còn là một trung tâm luyện kim lớn của văn hóa Đông Sơn.
Nhiều vấn đề về các di tích Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
nhất là các vùng thấp, lày trũng đã được xới lên. Trong đó việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khu cư trú và khu mộ táng, cách thức mai táng, thành phần nhân chủng... được các nhà nghiên cứu lưu tâm.
Tiểu kết
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là địa bàn rất được chú trọng nghiên cứu trong các thời kỳ. Quá trình phát hiện và nghiên cứu trong các thời kỳ đã dần sáng tỏ diện mạo và đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Diện phân bố của các di tích mở rộng dần xuống các vùng đất mới đó là các vùng đồng bằng lầy trũng và vùng đồng bằng ven biển ở các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Cùng với quá trình phát hiện những di tích Đông Sơn, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn ra đời đề cập nhiều khía cạnh của văn hóa Đông Sơn như: mộ thuyền, niên đại và loại hình của văn hóa Đông Sơn. Tuy nhiên, với rất nhiều những nguồn tư liệu mới về đồng bằng châu thổ sông Hồng, vấn đề đặt ra là cần phải đặt quá trình vận động và những bước phát triển của văn hóa Đông Sơn trong mối quan hệ (gắn liền với) cùng với những thành tạo và ảnh hưởng của môi trường tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
CHƯƠNG II. ĐẶC TRƯNG DI TÍCH VÀ DI VẬT- QUÁ TRÌNH CHIẾM LĨNH ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG CỦA CƯ DÂN VĂN HÓA ĐÔNG SƠN.
1. Đặc trưng di tích
1.1. Đặc điểm chung quá trình kiến tạo địa chất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử địa chất rất phức tạp với các quá trình nâng lên và hạ xuống, sự dao động, xói mòn và hoạt động của các dòng chảy đã tạo nên các lớp trầm tích sông. Kết quả của những quá trình địa chất đã làm thay đổi bộ mặt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng qua từng thời kỳ khác nhau.
1.1.1. Một vài đặc điểm về tiến hoá trầm tích châu thổ sông Hồng
Trầm tích Holocene giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hình thành của các thùy châu thổ của châu thổ sông Hồng. Các thành tạo này chiếm hơn 80% diện tích đồng bằng, với chiều dày từ 1-2 m đến 40-50 m. Từ tnrớc tới nay, châu thổ sông Hồng được coi là kết quả của các quá trình thành tạo các trầm tích sông, biển, trầm tích hỗn hợp sông- biển, sông- đầm lầy, đầm lầy- biển... các nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển châu thổ này trong Holocene mới chủ yếu được đề cập đến dưới góc độ ảnh hưởng của đợt biển tiến Randrian.
1.1.2. Quá trình dao động mực nước biển và sự hình thành châu thổ
Sự dao động của mực nước biển không chỉ là sự biến đổi về địa chất mà còn là một yếu tố quan trọng đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành lịch sử đồng bằng Bắc Bộ. Sự thay đổi mực nước biển đã được các nhà khoa học nghiên cứu dựa trên những ngấn sóng ở Vịnh Hạ Long và khu vực Ninh Bình, trầm tích vế thực vật ngập mặn ở Từ Sơn (Bắc Ninh), và từ những di chỉ khảo cổ học vỏ sò/hến (mà tầng văn hoá chứa nhiều vỏ sò/hến) ở Đa Bút (Thanh Hóa).
Quá trình dao động mực nước biển ở đồng bằng châu thổ sông Hồng cuối Pleistocen muộn
Cuối Pleistocen muộn, do đợt băng hà Wurm nên mực nước đại dương trên toàn cầu hạ thấp xuống. Tại thời điểm 18.000-20.000 năm BP mực nước biển dừng ở độ sâu -100, -120 m so với mực biển trung bình hiện nay (Hori K. và nnk 2004; Tanabe s. 2003). Quá trình hạ mực nước biển làm cho quá trình bóc mòn xảy ra mạnh mẽ trên toàn đồng bằng
Quá trình dao động mực nước biển ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ trong Holocene
Các nghiên cứu về địa chất đã chỉ ra rằng vào cuối Pleistocen muộn (khoảng 14.000-15.000BP) do quá trình băng tan, mực nước đại dương bắt đầu dâng lên (Tanabe s. và nnk 2003). Đây là đợt biển tiến mang tính toàn cầu, có tên là biển tiến Handrian, mà ở Việt Nam thường được một số nhà nghiên cứu gọi là biển tiến Holocene giữa hay biển tiến Holocene trung. Chính đợt biển tiến này đã biến hệ thống núi lục địa thành hệ thống đảo biển thực thụ, hệ thống đảo ấy liên tục tồn tại cho đến ngày nay (Nguyễn Khắc Sử 2009: 32-330).
Quá trình biển tiến này có thể chia thành các thời kỳ sau:
- Thời kì trước biển tiến cực đại- giai đoạn Holocene sớm
Kết quả nghiên cứu của một số công trình ở Việt Nam cho thấy vào đầu Holocene sớm (10.000-8000 năm BP), biển tiến Randrian đã bắt đầu tràn ngập đồng bằng sông Hồng (Tanạbe s. và nnk 2003b). Tốc độ dâng của mực nước biển trong giai đoạn này là khá cao, 10- 12 ram/ năm (Trích theo Doãn Đình Lâm 2008). Đây là thời kì tốc độ ngập chìm của trầm tích lớn hơn tốc độ lắng đọng trầm tích.
- Thời kì biển tiến cực đại- giai đoạn Holocene giữa (6500- 6000 BP)
Các nghiên cứu trong khu vực và lân cận đều cho rằng mực nước biển dâng cao nhất trong Holocene giữa, tại thời điểm khoảng 6000 năm BP và đạt độ cao khoảng 3-4 m trên mực biển trung bình hiện tại (Doãn Đình Lâm và Boyd W.E 2001; Hori K. và nnk 2004; Tanabe s. và nnk 2003 a, b). Các tác giả đã cho biết trước thời điểm mực biển dâng cao cực đại, tốc độ dâng của mực nước biển đã giảm đáng kể. Nếu như trước đây, khoảng từ 10.000 đến 9.000 năm BP, tốc độ dâng của mực nước biển đạt 10-12 mm/năm thì vào thời điểm khoảng 7.000 năm BP tốc độ dâng của mực nước biển chỉ còn khoảng 2-4 mm/năm và đến cuối Holocen sớm, tốc độ dâng của mực nước biển chỉ còn khoảng 1-2 mm/năm và dần tiệm cận tới 0 (Doãn Đình Lâm và Boyd W.E, 2001).
- Thời kỳ sau biển tiến cực đại- giai đoạn Holocene muộn
Sau 6000 nãm BP mực nước biển bắt đầu hạ xuống (Tanabe s. và nnk 2003a,b). Quá trình hạ thấp mực nước biển trong Holocene giữa- muộn tại vùng nghiên cứu là một quá trình dao động tắt dần theo hình sin (Doãn Đình Lâm 2001). Khi nước biển hạ xuống, cùng với nguồn cung cấp vật liệu dồi dào thì châu thổ ngày càng phát triển ra phía biển. Có thể thấy rằng vùng có địa hình đáy nông như vùng Hưng Yên, Ân Thi, Thanh Miện... tốc độ tiến ra biển của đồng bằng châu thổ khá nhanh, còn vùng các thung lũng sông bị ngập chìm có tốc độ tiến ra biển chậm hơn.
Vào khoảng 4000 năm đến nay, đồng bằng Bắc Bộ vẫn mở rộng hơn về phía biển, chúng được đánh dấu bởi những cồn cát dọc theo bờ biển có độ cao khoảng 2-3m trên mực nước biển (Trần Nghi và nnk 1991; Trần Nghi và nnk 2000). Trần Nghi và nnk (1991) đã nghiên cứu về sự tiến hoá trầm tích ở châu thổ sông Hồng sau biển tiến Randrian. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trầm tích ở châu thổ sông Hồng thay đổi rất nhanh; Trầm tích thay đổi từ tướng biển sang châu thổ và cùng thời gian đó đường bờ biển cũng thay đổi.
Ở vào khoảng 3.000BP cổ địa lý cũng có những thay đổi rất mạnh mẽ. Mực nước biển hạ thấp hơn và đường bờ biển được đẩy ra xa hơn về phía biển tạo nên một đồng bằng rộng lớn.
Vào khoảng 3.000- 2.000 năm trước mực nước biển lại dâng lên cao hơn mực nước biển ngày nay khoảng l,5m- 2m, biển lấn không nhiều vào lục địa, đã hình thành một số mảnh thềm trầm tích biển và các vùng trầm tích delta nhỏ ở các cửa sông lớn.
Sau đó, giai đoạn cách ngày nay 2.000- 1000 năm, biển lại lùi, có thể có những lúc xa hơn đường bờ biển ngày nay nhiều (Nguyễn Đức Tâm 2003: 22).
1.2. Bối cảnh và sự phân bố các di chỉ khảo cổ học ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Những đặc điểm về địa chất, địa mạo như đã nêu ở trên cho thấy đồng bằng châu thổ sông Hồng có điều kiện hết sức thuận lợi cho việc cư trú cho cư dân cổ. Các chứng cứ khảo cổ học cũng chứng minh rằng “Đồng bằng Bắc bộ là nơi cư trú sớm nhất của người Việt cổ, cách đây hàng nghìn năm và là chủ nhân của nền “Văn minh sông Hồng” (Lê Bá Thảo 1997). Những biến đổi về môi trường trong quá trình hình thành vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng cũng tạo cho các cư dân cổ trong mỗi giai đoạn có những cách ứng xử cũng khác nhau trong việc định cư.
Ngay từ cuối Pleitocene, vào thời kỳ đồ đá cũ, ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã phát hiện được dấu tích của văn hóa Sơn Vi.
Bước sang thời đại đồ đá mới (18000- 4000 năm cách ngày nay), dấu vết của các cư dân cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được phát hiện ở vùng núi ven biển, hoặc trên các đảo gần bờ.
Sơ kỳ thời đại đồ đá mới. Nhóm di tích Soi Nhụ đến nay đã phát hiện được
khoảng 30 di tích phân bố từ Quảng Ninh đến Hải Phòng, trong các hang động thuộc các đảo đá vôi ở Hạ Long và Bái Tử Long, và một số di tích nằm rải rác ở các hang động đá vôi ven bờ.
Trung kỳ thời đại đá mới. Nhóm di tích Cái Bèo (đảo Cát Bà, Hải Phòng) nằm trong thung lũng đá vôi, ven bờ biển. Niên đại tương đối khoảng từ 7000- 5000 năm cách ngày nay. Di tích Cái Bèo hình thành và phát triển vào thòi kỳ biển tiến Holocene cực đại.
Hậu kỳ thời đại đồ đá mới. Văn hóa Hạ Long, đã phát hiện được 27 di tích, phân bố chủ yếu trên các đảo, trên các cồn cát, sườn đồi giáp biển và trong một số hang động ở Quảng Ninh, Hải Phòng.
Vào thời kỳ đồ đồng (4000- 2700 BP) mực nước biển vẫn đang trong giai đoạn biển thoái Radrian, lúc này các thùy châu thổ của đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được hình thành và được mở rộng dần về phía biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cư dân cổ chuyển dần xuống định cư tại các vùng đất thấp hơn. Từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun, chúng ta có thể thấy rõ sự phân bố của các di tích có sự dịch chuyển dần xuống các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Thời đại đồ sắt- văn hóa Đông Sơn 2700-1800 BP
Trong giai đoạn này, mực nước biển cũng có sự dao động, đầu tiên là mực nước biển dâng lên và đến giai đoạn khoảng 2000 năm, mực nước biển lại rút dần. Diện phát triển và phân bố của văn hoá Đông Sơn lớn rộng hơn, đông đặc hơn các di tích tiền Đông Sơn, trong giai đoạn sớm các di tích phân bố chủ yếu vùng rìa cao của đồng bằng châu thổ, trong quá trình phát triển, nó tràn đến cả những vùng thấp, trũng. Những nơi cư trú của thời này có quy mô to lớn hơn trước, nhiều di tích lại tập trung thành từng nhóm, cụm xung quanh một khối cư trú tạo thành các trung tâm như trung tâm Vinh Quang, Cổ Loa, Phú Lương, Việt Khê...
Giai đoạn sớm: Cho đến nay vấn đề văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc phát triển trực tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn đã được tất cả các nhà khoa học thừa nhận. Qua diễn biến về địa tầng và sự chuyển biến của các di vật có thể thấy các di tích Đông Sơn thuộc lớp trên của các di tích tiền Đông Sơn đều thuộc giai đoạn sớm. Do đó, các di tích này vẫn phân bố trên vùng đồng bằng rìa cao phía Bắc và Tây Bắc của châu thổ. Trong các di tích đó, tầng văn hóa thường bao gồm hai giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn song cũng có khi là ba hoặc thậm chí 4 giai đoạn phát triển liên tục.
Giai đoạn giữa: Trong giai đoạn này nền kinh tế Đông Sơn phát triển mạnh, biểu hiện ở sự xuất hiện của hàng loạt các trống đồng- tinh hoa cả về kỹ và mỹ thuật trong luyện kim. Tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, trống Hoàng Hạ, trống Miếu Môn. Cuối giai đoạn này bắt đầu xuất hiện mộ quan tài thân cây khoét rỗng với những đồ tùy táng bằng các chất liệu chất liệu mới như gỗ, tre,... Các đi tích trong giai đoạn này đã có sự lan tỏa xa hơn dọc theo các dòng sông và bắt đầu chiếm lĩnh các vùng đồng bằng thấp và vùng ô trũng của đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Giai đoạn muộn (niên đại kéo dài đến khoảng 1-2 thế kỷ sau Công nguyên). Trong giai đoạn muộn, các di tích Đông Sơn phân bố đậm đặc tại các vùng đồng bằng thấp, vùng trũng và vùng đồng bằng ven biển. Những di tích thuộc giai đoạn muộn chủ yếu là các di tích mộ thuyền, một số nhóm hiện vật lẻ tẻ được chôn cất. Đặc biệt đã xuất hiện di tích thành lũy cổ Loa và bên cạnh đó là các kho vũ khí.
Sự phân bố của các di tích khảo cổ trong quá trình thành tạo vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng mỗi giai đoạn có những thay đổi phù hợp vói bối cảnh riêng của mỗi giai đoạn. Trước thời kỳ văn hóa Đông Sơn, các cư dân cổ đã bắt đầu tiếp cận xuống cư trú ở vùng đồng bằng, vùng ven biển và ngoài đảo ven bờ. Tuy nhiên, sự cư trú này chịu nhiều ảnh hưởng (chi phối) bởi những tác động của tự nhiên (sự dao động của mực nước biển). Bên cạnh đó, do mức độ phát triển của các nền văn hóa này chưa thực sự hội đủ những điều kiện để chinh phục vùng đất nhiều tiềm năng và đầy thách thức. Đó cũng là những lý do mà các cộng đồng cư dân trước Đông Sơn chưa thực sự chiếm lĩnh được vùng đất này. Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, các cư dân cổ đã thực sự chinh phục được vùng đất này, họ đã sinh sống lan tỏa khắp vùng châu thổ và tạo thành những trung tâm văn hóa lớn cả về kinh tế, chính trị- quân sự cho cả nền văn hóa Đông Sơn nói chung.
1.3. Đặc điểm cấu tạo địa tầng- tầng văn hoá
Đặc điểm của tầng văn hóa các di tích Đông Sơn cũng phần nào minh chứng cho quá trình kiến tạo địa chất cũng như quá trình chiếm lĩnh và chinh phục vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đồng thời cũng thể hiện diễn biến, quá trình phát triển của di tích đó.
Địa tầng của các di tích cư trú và cư trú mộ táng Đông Sơn thường có gồm nhiều tầng văn hóa. Trong khi đó các di tích mộ táng thường chỉ có một lớp văn hóa Đông Sơn và dù ở vùng trũng Hà Tây, Hà Nam hay ở miền duyên hải Hải Phòng, Quảng Ninh thì tất cả các mộ thuyền đều được phát hiện ở một lớp đất giống nhau, đó là lớp sét xanh, lẫn nhiều cành, rễ, cây sú vẹt mục nát. Đây chính là lớp đất sét biển, kết quả của một giai đoạn biển tiến trước đó. Sau khi nước biển rút, các thùy châu thổ của đồng bằng hình thành, cư dân Đông Sơn tiến xuống sinh sống và chôn cất người chết trong các lớp đất đó. Các lớp đất trên cùng có thể là phù sa được bồi đắp về sau.
1.4. Các di tích xuất lộ
Trong các địa điểm khảo cổ học, những dấu vết cuả các di tích cũng chính là những bằng chứng góp phần chứng minh đặc trưng văn hóa, sự phát triển về đời sống kinh tế vật chất cũng như tinh thần của cư dân cổ. Trong các địa điểm Đông Sơn đã phát hiện được một số các vết tích như dấu tích của nghề luyện kim, vết tích bếp đun, đặc biệt là di tích thành lũy, di tích mộ táng.
1.5. Một số đặc trưng mộ táng và táng tục của cư dân Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Mộ táng là một nguồn tư liệu vô cùng phong phú cung cấp nhiều thông tin giá tri cả về đời sống hàng ngày cũng như những nghi lễ, phong tục mai táng của người chết. Người Đông Sơn ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã sử dụng các loại táng thức khác nhau như mộ đất, mộ thuyền, mộ trống,.... Mỗi loại hình táng tục có những đặc điểm riêng biệt gắn với từng địa bàn và giai đoạn phát triển của văn hóa Đông Sơn. Trong đó, phương thức mai táng đặc trưng và điển hình nhất là chôn cất người trong quan tài gỗ dạng thân cây khoét rỗng hay còn gọi là mộ thuyền.
1.6. Tiểu kết
Các loại hình di tích Đông Sơn đã phát hiện và nghiên cứu ở vùng đồng bằng, châu thổ sông Hồng cho thấy các khu cư trú có địa tầng mỏng hơn, di vật phát hiện trong tầng văn hoá ít hơn so với vùng trung du và chân núi thể hiện thời gian cư trú ngắn hơn hoặc theo mùa đứt đoạn không ổn định, không ổn định đó là quá trình từ phù hợp đến thích ứng với vùng thấp, sông nước- lầy trũng ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam. Các loại hình di tích mộ táng đặc biệt là mộ thuyền một trong những minh chứng cụ thể và sinh động của cư dân vùng sông nước, sình lầy, thấp trũng- Mộ thuyền biểu hiện cao độ quá trình chinh phục và làm chủ đồng bằng trũng của cư dân văn hoá Đông Sơn. Tìm hiểu, nghiên cứu loại hình di tích mộ thuyền và các di tích có liên quan cũng chính là tìm hiểu quá trình chinh phục từng bước thích nghi đến làm chủ đồng bằng châu thổ sông Hồng của cư dân văn hoá Đông Sơn.
2. Các loại hình di vật
Những loại hình di vật chính là kết quả, thành tựu của quá trình hình thành và phát triển của các văn hóa. Căn cứ vào đó chúng ta có thể tìm hiểu mọi mặt đời sống của các cư dân cổ. Cư dân Đông Sơn trong quá trình chiếm lĩnh và làm chủ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã để lại một khối lượng di vật rất phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, chất liệu, kiểu dáng.
2.1. Đồ đá
Cũng chung tình trạng như trong văn hoá Đông Sơn, Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có sự giảm dần đáng kể về số lượng hiện vật đá
2.2. Đồ đồng
Sự phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình đồ đồng là một trong những thành tựu quan trọng hàng đầu thể hiện sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cư dân Đông Sơn trong quá trình lan tỏa và chiếm lĩnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng thể hiện. Đồ đồng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của các cư dân. Đặc biệt sự xuất hiện của trống đồng đã cho thấy người Đông Sơn đã đạt đến trình độ đỉnh cao cả về kỹ và mỹ thuật trong kỹ thuật luyện kim.
2.3. Đồ sắt
Đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã thực sự hoàn thiện và góp phần quan trọng trong cuộc sống, chủ yếu gồm nhóm vũ khí và công cụ sản xuất như: Kiếm, lao, giáo, rìu, mai, đục, cuốc, đinh, vòng,...
2.4. Đồ thủy tinh
Không phổ biến trong các địa điểm Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đây chính là sản phẩm của việc giao lưu, trao đổi với các văn hóa lân cận.
2.5. Đồ hữu cơ (Đồ gỗ và chất liệu khác)
Đồ gỗ, tre, và các chất liệu hữu cơ khác hầu hết được tìm thấy trong các mộ thuyền. Những loại hình hiện vật này là đặc trưng riêng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được chôn theo mộ rất phong phú và đa dạng. Với 116 hiện vật và một số mảnh không xác định. Có thể phân chia đồ gỗ thành một số loại chính như: công cụ sản xuất, vũ khí và đồ dùng sinh hoạt.
2.6. Đồ gốm
Sự thống nhất về màu sắc, hoa văn và kiểu dáng miệng trong các địa điểm đã tạo ra một loại hình gốm riêng, đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng- gốm Đường Cồ. Gốm Đường Cồ có đặc trưng màu trắng mốc hoặc hơi trắng hồng, xương gốm mịn màu đen hoặc xám đen, độ nung cao. Loại gốm màu đỏ hoặc nâu đỏ xương thô pha cát hạt to, thường có áo ngoài. Hoa văn trang trí: trang trí trên đồ gốm nghèo nàn và thô to, gồm có các loại văn thừng, văn khắc vạch, văn nhăn tàn ong, văn chải.
Trong các khu mộ táng, đồ gốm được bảo tồn tốt hơn, tuy số lượng không nhiều so với các chất liệu khác nhưng loại hình khá phong phú gồm có nồi, vò, dọi xe chỉ, bát, liễn, âu và nhiều mảnh vỡ. Các đồ gốm còn nguyên dáng chủ yếu là những đồ sinh hoạt phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày, một số ít là công cụ như dọi xe sợi và chì lưới
2.7. Tiểu kết
Các loại hình di vật trên đã minh chứng cho một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của cư dân Đông Sơn trong quá trình chinh phục và làm chủ vùng châu thổ sông Hồng. Có thể thấy nổi bật lên là nhóm hiện vật đồ đồng, chế tác đồ đồng Đông Sơn nói chung và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng thực sự đạt tới trình độ điêu luyện cả về kỹ và mỹ thuật. Đồ gốm không còn giữ được vai trò như trong các giai đoạn sớm, dường như chỉ được dùng trong việc sinh hoạt phục vụ ăn uống, loại hình nghèo nàn, kiểu dáng và hoa văn đơn giản đã chứng tỏ điều đó. Đồ đá cũng có sự suy giảm đáng kể, những công cụ đá chỉ còn lại rất ít trong một số di tích thuộc địa bàn phân bố của các di tích tiền Đông Sơn. Tuy nhiên, các đồ trang sức bằng đá cũng vẫn còn được ưa dùng và có mặt cả trong các ngôi mộ thuyền. Nhóm đồ có chất liệu hữu cơ như đồ gỗ, mây tre, vải,... thực sự là sản phẩm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chính xác hơn là sản phẩm của chủ nhân các ngôi mộ thuyền.
Qua tìm hiểu về các loại hình di vật của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nhận thấy rõ hơn những bước chuyển biến trong đời sống của các cư dân ở đây trong quá trình từng bước chiếm lĩnh và làm chủ đồng bằng sông Hồng. Từ việc tồn tại dai dẳng của một số loại hình hiện vật của các di tích nằm ở vùng cao của đồng bằng- trong địa bàn quen thuộc của các nhóm cư dân tiền Đông Sơn, sự hoàn thiện và nở rộ của đồ kim loại, đến việc chinh phục dần xuống các vùng thấp trũng với những bộ công cụ lao động mới, đầy sáng tạo, phù hợp với nguồn nguyên liệu và phương thức kiếm sống trong một môi trường mới. Những loại hình di vật mới như: Nhíp gặt Vinh Quang; Lưỡi cày đồng cổ Loa; Cuốc gỗ lưỡi sắt hình chữ U (Phú Lương, Phương Tú...) rất phù hợp với vùng lầy trũng; Tấm che ngực bằng đồng, lao ngắn- vũ khí đánh tầm trung phù hợp với chiến đấu và phòng vệ trên thuyền; Các đồ trang sức bằng đồng, đồ dùng sinh hoạt bằng mây, tre, nứa lá, quả bầu... là đồ vật quen thuộc gần gũi với cư dân sông nước- Đó cũng chính là sự ứng xử thông minh, linh hoạt của cư dân Đông Sơn thể hiện sự làm chủ vùng đất mới đầy biến động về mặt tự nhiên và xã hội.
CHƯƠNG III. NIÊN ĐẠI, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN, CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN CHỦNG, ĐỜI SỐNG KINH TẾ VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐÔNG SƠN VÙNG ĐỔNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỔNG.
1. Niên đại
Cho đến nay đã có nhiều ý kiến thống nhất về niên đại của văn hóa Ðông Sơn nằm trong khoảng từ thế kỷ VII tr. Công nguyên đến thế kỷ II- sau Công nguyên và văn hóa Đông Sơn loại hình sông Hồng thuộc có niên đại mở đầu sớm nhất.
Kết hợp giữa việc so sánh đối chiếu kết quả phân tích C14 của một số địa điểm cùng những so sánh, phân tích diễn biến các di vật (Bảng 11) có thể cho rằng niên đại văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nằm trong khoảng từ thế kỷ VII- VIII tr. Công nguyên đến thế kỷ II- III sau Công nguyên.
2. Các giai đoạn phát triển
2.1. Giai đoạn sớm
Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn lên Đông Sơn. Trong nhóm di tích thuộc giai đoạn mở đầu của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, những diễn biến về địa tầng tại các di tích này đã chứng tỏ sự chuyển biến, phát triển liên tục của các văn hóa. Đặc trưng di tích của giai đoạn sớm: là các di tích mộ đất, bên cạnh đó là sự xuất hiện của các dấu tích của nghề luyện sắt như trong địa điểm Vinh Quang, Gò Chiền Vậy. Trong tầng văn hóa của các di tích này, bên cạnh những yếu tố của văn hóa Đông Sơn, vẫn tồn tại những yếu tố của các văn hóa tiền Đông Sơn. Niên đại của giai đoạn này khoảng thế kỷ V- VI tr. Công nguyên.
2.2. Giai đoạn giữa
Giai đoạn giữa hay còn gọi là giai đoạn Đông Sơn điển hình hoặc Đông Sơn phát triển, là thời kỳ các đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Sơn được định hình và phát triển. Bộ đồ đồng điển hình của văn hóa Đông Sơn ra đời với sự phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Sự xuất hiện của trống đồng trong giai đoạn này là biểu hiện của sự phát triển kỹ thuật đúc đồng đạt tới đỉnh cao cả về kỹ và mỹ thuật.
Cuối giai đoạn Đông Sơn phát triển vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng bắt đầu xuất hiện mộ quan tài thân cây khoét rỗng và đã xuất hiện những di vật được chế tạo bằng các loại chất liệu mới như gỗ, tre, cói... Giai đoạn này diễn ra tương đương từ thế kỷ V đến thế kỷ VI trước Công nguyên
2.3. Giai đoạn muộn
Những di tích thuộc giai đoạn muộn chủ yếu là các di tích mộ thuyền, một số nhóm hiện vật lẻ tẻ được chôn cất. Những nhóm hiện vật lẻ tẻ được chôn cất một cách có ý thức như nhóm đồ đồng Mả Tre (Cổ Loa), nhóm trống thạp An Lão (Hà Nam), nhóm thạp rìu Hạ Bằng (Hà Tây) cũng thường có niên đại muộn. Các địa điểm trống đồng cũng phổ biến hơn. Đặc biệt đã xuất hiện di tích thành lũy cổ Loa và bên cạnh đó là các kho vũ khí.
Những di tích mô thuyền giai đoạn này có số lượng lớn và được chia làm hai giai đoạn mộ thuyền trung gian và giai đoạn muộn:
- Giai đoạn trung gian: Tiêii biểu là mộ Phú Lương, Phương Tú, Kim Đường Niên đại khoảng thế kỷ III-II trước Công nguyên.
- Giai đoạn muộn: Tiêu biểu là các mộ Xuân La, Yên Từ, Động Xá... Niên đại khoảng 1-2 thế kỷ sau Công nguyên.
Như vậy trong ba giai đoạn phát triển của văn hóa Đông Sơn có thể thấy rõ đặc trưng của mỗi giai đoạn trong quá trình chinh phục và làm chủ đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trong giai đoạn sớm, các cư dân Đông Sơn tập trung phát triển mạnh mẽ từ các di tích tiền Đông Sơn. Đây cũng chính là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển, di cư xuống vùng đồng bằng thấp hơn. Trong giai đoạn giữa, một bộ phận lớn cư dân Đông Sơn đã chuyển cư xuống vùng châu thổ, đây là một vùng đồng bằng- một môi trường xa lạ với các cư dân cổ. Họ đã từng bước tìm hiểu, khai phá, chinh phục và định cư tại vùng đất này. Sự làm chủ và hòa nhập của cư dân Đông Sơn đã thể hiện ở những kinh tế vật chất mới, những phong tục, tập quán mới phù hợp với điều kiện môi trường sống mới. Bưóc sang giai đoạn muộn, người Đông Sơn gặp phải những thách thức mới, đó là sự xâm chiếm của các cộng đồng người từ phương Bắc. Họ đã phải chiến đấu và dung hòa với văn hóa của phương Bắc.
3. Đặc điểm thành phần nhân chủng
3.1. Di cốt người cổ trong văn hóa Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng
Mộ táng trong văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nổi lên hai loại hình mộ, nhiều nhất là mộ huyệt đất và mộ quan tài hình thuyền, ngoài ra còn có các loại mộ mà quan tài là trống, thạp, thố, thau, vỏ cây. Mộ huyệt đất tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng cao. Mộ quan tài hình thuyền tập trung ở vùng trũng Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương,....
3.2. Đặc điểm nhân chủng của cư dân văn hóa Đông Sơn và sự hình thành của chúng
3.2.1. Thuật ngữ và nội dung của các nhóm loại hình nhân chủng ở Việt Nam
Cho tới nay, nói chung các nhà nghiên cứu của Việt Nam chưa thống nhất được thuật ngữ và nội dung của các loại hình nhân chủng ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã thừạ nhận đó là những nhóm loại hình nhân chủng cấp dưới của tiểu chủng. Hầu hết đều công nhận có hai nhóm loại hình nhân chủng trong thời đại kim khí của Việt Nam:
+ Nhóm loại hình thứ nhất mang đậm yếu tố Mongoloid
+ Nhóm loại hình thứ hai mang đậm yếu tố Australoid
3.2.2. Đặc điểm nhân chủng của cư dân thời văn hóa Đông Sơn.
Tiểu kết
Nếu trong giai đoạn vãn hóa Phùng Nguyên, di cốt người cổ còn hiếm, thì ngược lại ở giai đoạn Đông Sơn, tính đến nay đã phát hiện được hàng mấy trăm di cốt người trong số đó có 76 hộp sọ còn nghiên cứu được. Qua những di cốt này, chúng ta biết được nhóm loại hình Indonésien tồn tại trong suốt cả 3 giai đoạn Đông Sơn. Bên cạnh nhóm loại hình Indonésien đã bắt đầu hình thành một nhóm loại hình mới- nhóm loại hình Đông Nam Á xuất hiện từ nhóm loại hình Đông Nam Á cổ ở hậu kỳ đá mới và càng về sau càng phát triển mạnh hơn. Họ tạo thành những quần thể cư dân quanh lưu vực Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, cùng chung lưng đấu cật dựng nên nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Chính những người Việt cổ ấy sau này có nhóm là tổ tiên trực tiếp sinh ra người Việt.
4. Phương thức cư trú
Cho đến nay hầu như chưa tìm thấy những bằng chứng về vết tích nhà ở trong các di tích văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên căn cứ vào những bằng chứng gián tiếp chúng ta có thể đưa ra những giả thiết về các phương thức cư trú của cư dân Đông Sơn vùng này.
4.1. Phương thức cư trú của cư dân Đông Sơn ở rìa đồng bằng cao.
Vùng đồng bằng rìa cao gồm có một số di tích như Phú Lương, cụm cổ Loa, Đường Cồ, Vinh Quang, Gò Chiền Vậy, Gò Chùa Thông... các di tích phân bố gần các dòng sông lớn hay chi lưu của chúng và trên các gò đất, doi đất nhỏ cao hơn mặt ruộng xung quanh. Trong tầng văn hóa của các di tích đã xuất lộ dấu tích chân cột như di tích Đền Thượng (Cổ Loa), Đại Trạch (Bắc Ninh), hoặc nền đất nện. Do đó có thể phương thức cư trú của cư dân vùng này vẫn là các nhà sàn.
4.2. Phương thức cư trú của cư dân Đông Sơn ở vùng lầy trũng
Vùng đồng bằng vùng trũng thấp gồm các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội) Duy Tiên (Hà Nam), Kim Động (Hưng Yên), Quảng Ninh, Hải Phòng. Tại đây các di tích đều phân bố dọc theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy.... phần lớn đều là những khu mộ táng quan tài thân cây khoét rỗng. Đa số các khu mộ thuyền đều phân bố ở vùng lầy trũng, không còn gò, không nấm, khi phát hiện thường do ngẫu nhiên và khi khai quật nhiều mộ đã bị xâm phạm, hư hoại hoặc không còn nguyên vẹn. Vì đặc điểm trên nên khi khai quật các khu mộ thuyền các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất là trong việc xác định qui mô khu mộ và tìm mối liên hệ giữa khu mộ táng và khu cư trú
Ngoài trồng lúa, một phương thức hoạt động kiếm sống quan trọng của chủ nhân mộ thuyền là đánh bắt cá. Để đánh bắt cá, buộc họ phải neo đậu thuyền ở bến nước, nơi có nguồn thuỷ sản, vận động thuyền theo các luồng cá ăn, theo mùa con nước. Điều này gợi ra một phương thức cư trú trên thuyền hay dạng làng "thuỷ cơ" - một dạng cư trú độc đáo của cư dân sông nước vùng trũng sông Hồng thời Đông Sơn. Bên cạnh đó, trên nhiều trống đồng Đông Sơn đã thể hiện hình ảnh những con thuyền lớn, trên có nhiều người, nhiều đồ vật, vũ khí và cả gia súc (Hà Văn Tấn 1994: 181), điều đó càng chứng tỏ rằng đã có một bộ phận cư dân Đông Sơn chọn thuyền làm nơi ngụ cư với cuộc sống nay đây mai đó trên sông nước.
5. Phương thức hoạt động kinh tế
5.1. Kinh tế khai thác: rừng, sông
Khai thác các nguồn lợi tự nhiên là phương thức kiếm sống đầu tiên của con người và cũng là phương thức được bảo lưu rất lâu. Trong văn hóa Đông Sơn, đây cũng vẫn là một trong những phương thức kiếm sống cơ bản của cư dân.
5.2. Kinh tế sản xuất
+ Trồng trọt, chăn nuôi
Có thể nói, văn minh Đông Sơn ở 3 trung tâm Sông Hồng, Sông Mã và Sông cả đều là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước ở trình độ khá cao thời bấy giờ. Tuy nhiên, trình độ làm nông trồng lúa nước ở 3 trung tâm này không đều nhau. Đồng bằng Sông Hồng có lẽ là trung tâm nông nghiệp phát triển nhất đó có những thế mạnh về diện tích và điều kiện tự nhiên
+ Thủ công nghiệp
Nhờ sự phát triển cao của nông nghiệp trồng lúa và sự hỗ trợ đắc lực của chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản, cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng còn là những người thợ thủ công lành nghề trong một số lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt.
Trước hết, có thể nói, luyện kim là một thành tựu kỹ thuật cao nhất, tiêu biểu nhất trong thủ công nghiệp thời Đông Sơn. Luyện kim đồng thau xuất hiện khá sớm, ít ra từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển qua Đồng Đậu đến Gò Mun. Sang thời Đông Sơn, nghề luyện kim màu đã phát triển tới đỉnh cao, đồng thời xuất hiện luyện kim đen.
+ Một số ngành nghề khác
Ngoài luyện kim, những hoạt động thủ công như nghề mộc và nghề sơn đã khá phát triển ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Tất cả các đồ gỗ đều được phát hiện trong các mộ thuyền. Gồm các loại dụng cụ: cán cuốc, cán nu, cày gỗ, cuốc gỗ, bộ đồ nghề mộc, bộ đồ nghề sơn, nghề dệt...; vũ khí: kiếm, tấm che ngực, cán giáo...; đồ dùng sông nước: mái chèo, phao lưới...
5.3. Giao thương trao đổi với các vùng
Trong các hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, hoạt động trao đổi buôn bán các sản phẩm đã xuất hiện.
6. Đời sống tinh thần
Kế thừa những di sản văn hoá của các thế hệ trước, cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng sống trong môi trường tự nhiên mới đầy ưu ái nhưng vô cùng khắc nghiệt và môi trường xã hội nhiều biến động. Trong lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, họ đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá mang bản sắc riêng. Nói đến văn hoá tinh thần là nói đến tiềm năng nội lực và sức mạnh cộng đồng. Đó là thế giới quan và nhân sinh quan, là nhận thức và ứng xử của họ đối với tự nhiên và xã hội, với bản thân và cộng đồng.
+ Các loại hình nghệ thuật
Các loại hình ca múa nhạc
Các loại hình nghệ thuật như ca, múa, nhạc được phản ánh sinh động trên mặt các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa... Chúng được kết hợp với nhau khi trình diễn trong các dịp hội hè vui chơi của cư dân mộ thuyền Đông Sơn.
Phong tạc, tập quán và tín ngưỡng
Về ăn uống.
Trang phục, trang sức và đầu tóc
Về táng tục. Trong các tư liệu tập hợp được đã phản ánh một táng thức độc đáo của một bộ phận chủ nhân văn hoá Đông Sơn, những người làm chủ đồng bằng trũng, thấp châu thổ sông Hồng. Táng thức này biểu hiện sinh động nhất thế giới quan và nhân sinh quan của cư dân Việt cổ
Về tôn giáo, người Đông Sơn coi vật tổ của mình là hươu - chim - cá sấu - rắn. Các con vật này được ngưòi Đông Sơn thể hiện trên các vật thiêng của mình như trống đồng. Người Việt sau này vẫn coi mình là con Rồng cháu Tiên, con Lạc cháu Hồng.
Một số phong tục khác.
7. Tiểu kết
Về niên đại và cấc giai đoạn phát triển.
Qua các di tích, di vật đồng, sắt, đá, gốm hiện biết, có thể thể thấy khung niên đại tồn tại, phát triển của các di tích Đông Sơn ở đồng bằng châu thổ sông Hồng tồn tại khoảng nửa sau thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên, thuộc cuối thời đại đồ đồ sắt.
Trong giai đoạn sớm, các di tích Đông Sơn vẫn chủ yếu phân bố trên địa bàn của văn hóa tiền Đông Sơn và mang những đặc trưng kế thừa của giai đoạn trước. Sang giai đoạn giữa, các di tích có xu hướng phát triển mở rộng xuống các vùng đồng bằng thấp, sự thay đổi về môi trường sống đã dẫn đến những thay đổi về các phương thức sinh sống cũng như các phong tục tập quán. Trong giai đoạn này xuất hiện một loại các di tích mộ thuyền cùng với những loại hình hiện vật rất đặc trưng là những bộ đồ gỗ, tre nứa,... Trong giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cư dân Đông Sơn tiếp tục làm chủ các vùng đồng bằng thấp trũng và đồng bằng mới ven biển với truyền thống mộ thuyền và bên cạnh đó qua các bộ di vật đã thể hiện rõ mối giao lưa trao đổi với các văn hóa lân cận.
Về các phương thức cư trú: Tùy theo những điều kiện môi trường địa lý tự nhiên mà các cư dân Đông Sơn có cách ứng xử trong việc chọn phương thức cư trú khác nhau. Tại các vùng đồng bằng cao, trên địa bàn của giai đoạn tiền Đông Sơn, người Đông Sơn vẫn chọn những đồi, gò cao và gần các dòng chảy làm nơi cư trú.. Trong quá trình phát triển, ngưòi Đông Sơn đã mở rộng địa bàn sinh sống xuống các đồng bằng thấp trũng và đồng bằng mới ven biển. Ngoài việc làm nhà sàn để sinh sống, rất có thể một bộ phận ngưòi Đông Sơn đã sống trên thuyền- một sự thích ứng với môi trường sống.
Về các hoạt động kinh tế. Trong điều kiện sống chung với nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, các cư dân Đông Sơn vẫn tiếp tục duy trì phương thức khai thức tự nhiên như săn bắt thú, đánh bắt thủy hải sản, hái lượm các loại rau củ xung quanh; tận dụng sự ưu ái của thiên nhiên cùng với sức mạnh của kim loại để đẩy mạnh nông nghiệp trồng lúa nước, làm vườn và chăn nuôi. Bên cạnh đó là sự phát triển manh mẽ của các ngành nghề thủ công, mà nổi bật nhất là nghề luyện kim, các nghề khác như nghề mộc, nghề sơn, dệt vải, đan mây tre,.... Những chứng cứ rõ ràng của việc trao đổi buôn bán cũng đã tồn tại ở đây. Đó là những hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân thời này. Điều này cho thấy sự phát triển khá toàn diện của đời sống các cư dân cổ, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế góp phần tạo nên một nền văn minh rực rỡ tại đồng bằng châu thổ sông Hồng.
CHƯƠNG IV. CƯ DÂN ĐÔNG SƠN VÙNG ĐỔNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỔNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ RỘNG HƠN
1. Mối quan hệ mật thiết với các di tích tiền Đông Sơn- Đông Sơn ở vùng chân núi và trung du Bắc Bộ.
1.1. Với các di tích vùng thượng lưu sông Hồng
Văn hóa Đông Sơn loại hình Sông Hồng bao gồm các di tích Đông Sơn ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và các di tích Đông Sơn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Do vậy văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có mối liên hệ gắn bó mật thiết với các di tích Đông sơn vùng miền núi và trung du Bắc Bộ (vùng thượng lưu sông Hồng), mang những đặc trưng chung của loại hình Đông Sơn sông Hồng và đều có nguồn gốc trực tiếp từ văn hóa Gò Mun.
1.2. Với các di tích vùng sông Mã, sông Cả.
Với các di tích tiền Đông Sơn- Đông Sơn vùng sông Mã: Đông Sơn, Thiệu Dương, Núi Nấp
Với các di tích tiền Đông Sơn- Đông Sơn vùng sông Cả
2. Mối quan hệ với các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở ven biển miền Trung và Tây Nguyên
Văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba trung tâm kim khí lớn nhất của Việt Nam, có khung niên đại tương đương văn hóa Đông Sơn khoảng thế kỷ 5,6 BC đến thế kỷ 1,2 AD. Phân bố dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Đặc trưng của văn hóa này là các phương thức mai táng dùng quan tài gốm chôn đứng. Đồ tùy táng chủ yếu là đồ gốm, đồ trang sức bằng đá quý, đồ sắt, đồ đồng không phổ biến và mang phong cách Đông Sơn hoặc Hán. Văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn không chỉ đồng đại với nhau mà không gian phân bố của hai văn hóa này còn liền kề nhau tạo nên sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Như vậy, những ảnh hưỏng của văn hóa Đông Sơn vào không gian của văn hóa Sa Huỳnh mạnh mẽ hơn chiều ngược lại. Văn hóa Sa Huỳnh chưa có những nét rõ rệt lắm thể hiện ở sưu tập hiện vật và mộ chum điển hình trên địa bàn Đông Sơn.
3. Mối quan hệ với các văn hoá thời đại kim khí ở phía Bắc
Cho đến nay, khi bàn đến mối quan hệ của văn hoá Đông Sơn nói chung và văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng với các văn hoá khác trong khu vực thì vùng phía Nam Trung Quốc được xem như một miền đáng quan tâm nhất, có nhiều ảnh hưởng qua lại với văn hoá Đông Sơn. Bên cạnh mối quan hệ giao thương trao đổi qua lại giữa các nền văn hóa trong cùng một khu vực, thời kỳ này, cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng còn phải chiến đấu và chịu đựng sự xâm chiếm của các thế lực từ phương Bắc. Những ảnh hưởng, tác động giữa văn hóa Đông Sơn và các văn hóa phương Bắc mà cụ thể là vùng Nam Trung Quốc là mối quan hệ qua lại hai chiều. Dựa vào một số tài liệu khảo cổ học mộ táng tiêu biểu của cư dân cổ ở vùng đất Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và một số địa phương khác ở vùng Nam Trung Quốc, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu mối quan hệ văn hoá Đông Sơn với các văn hoá thời đại kim khí ở Nam Trung Quốc. Điểm nhấn quan trọng nhất là những di tích có niên đại từ thời Chiến Quốc đến thời Hán (từ thế kỷ V tr. CN đến thế kỷ II,III sau CN).
4. Mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á
Trong quá trình giao lưu, trao đổi, cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã có mối quan hệ rộng hơn với các nước Đông Nam Á. Biểu hiện vật chất rõ nhất là trống đồng. Theo những thống kê của Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên và Trinh Sinh, trống đồng Đông Sơn có mặt ở hầu hết các nước thuộc Đông Nam Á, trừ Philipppin (Phạm Minh Huyền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh 1987).
5. Tiểu kết
Thông qua việc tìm hiểu các mối qua hệ qua lại giữa văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với các nền văn hóa đồng đại xung quanh, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi và những khó khăn, thách thức của cư dân Đông Sơn trong quá trình lan tỏa tiến xuống chinh phục và làm chủ vùng đồng bằng châu thổ. Với những thuận lợi về sự phát triển kinh tế, văn hóa mạnh mẽ cùng với điều kiện địa hình bằng phẳng rộng lớn, nhiều sông ngòi và đường biển chính là con đường giao thông hết sức thuận lợi cho việc trao đổi, giao thương rộng rãi với các cư dân xung quanh như cư dân Sa Huỳnh, cư dân phương Bắc, cư dân Đông Nam Á,... Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuật lợi để phát triển mạnh mẽ trên vùng đất này, cư dân Đông Sơn cũng đã phải chiến đấu chống lại sự nhòm ngó của các nền văn hóa phương Bắc. Tất cả đã tạo ra những sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các văn hóa và cư dân Đông Sơn cũng đã thu nhận những giá trị tinh hoa của các văn hóa xung quanh để tạo nên đặc trưng của mình.
V. KẾT LUẬN
5.1. Ngay từ khi mới thành hình đồng bằng châu thổ sông Hồng đã là miền đất hứa thu hút sự chú ý của cư dân Đông Sơn từ thế giằng co rồi chiếm lĩnh đến thích nghi và từng bước làm chủ vùng đất mới mầu mỡ mà gai góc đó là quá trình lâu dài và phức tạp- nghiên cứu quá trình ấy là một thành tựu của khảo cổ học Thời đại kim khí Việt Nam.
5.2. Khung niên đại tồn tại và phát triển của nhóm di tích này trong khoảng khoảng nửa sau thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên, thuộc thời đại đồ đồ sắt.
5.3. Trong quá trình kiến tạo địa đất, đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều biến đổi chịu tác động của sự dao động mực nước biển. Trước tiên là thời kỳ biến tiến biển thoái Randrian đã tạo nên những lớp trầm tích bồi đắp cho vùng đồng bằng đồng thời hình thành nên các vùng đầm lầy rộng lớn. Khi mực nước biển rút dần, châu thổ càng phát triển ra phía biển, những vùng đồng bằng mới ven biển đã hình thành. Đó chính là điều kiện thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu phát triển mở rộng địa bàn sinh sống của cư dân Tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Trước giai đoạn văn hóa Đông Sơn, các cư dân cổ đã tiến xuống cư trú ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, song việc định cư của họ không phát triển, ổn định. Đến thời kỳ Đông Sơn việc chiếm lĩnh vùng đồng bằng đã được thực hiện một cách hiệu quả, có được điều này không chỉ do những điều kiện thuận lợi của tự nhiên mà còn do sức phát triển từ trong nội tại nền văn hóa. Hai yếu tố này kết hợp, bổ trợ cho nhau để cộng đồng cư dân Đông Sơn có thể chinh phục và làm chủ vùng đất này.
5.4. Đặc trưng các loại hình di tích, di vật mang đậm yếu tố văn hoá truyền thống Đông Sơn bên cạnh đó tạo lập ra những đặc trưng riêng biệt. Đó là loại hình Đông Sơn ở vùng thấp lầy trũng với nhiều đặc điểm riêng biệt. Sự phong phú và đa dạng của các di vật đó đã thể hiện sức sản xuất mạnh mẽ của cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong quá trình họ lan tỏa xuống chiếm lĩnh và làm chủ vùng đất này. Trước hết là sợ phát triển trong nghề luyện kim đúc đồng đã đạt đến đỉnh cao cả về kỹ và mỹ thuật. Đồ đồng có mặt trong mọi lĩnh vực phục vụ cho cuộc sống của con người. Đó là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức, nhạc khí.... và đặc biệt những di vật như trống đồng, những đồ trang sức, những khối tượng nghệ thuật đòi hỏi những người thợ Đông Sơn không chỉ nắm vững các khâu trong kỹ thuật đúc mà còn am hiểu về thành phần nguyên liệu để tạo được các sản phẩm có những công dụng và chức năng khác nhau.
Đồ sắt ra đời và phát triển, các nhóm chính là công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức và đồ dùng sinh hoạt tuy số lượng ít so vói đồ đồng song đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống hàng ngày do những đặc tính ưu việt của chúng, về đồ gốm, loại hình gốm Đường Cồ là sản phẩm đặc trưng của cư dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồ gốm không còn giữ vai trò quan trọng như trong các giai đoạn trước song về kỹ thuật chế tác cũng có những bước phát triển như về chất liệu tinh mịn và độ nung cao hơn. Đồ gốm ở đây có màu trắng xám hoặc màu hồng nhạt, hoa văn chủ yếu là văn thừng thô dạng ô trám.
Một sản phẩm đặc trưng của cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là bộ đồ gỗ. Những đồ gỗ này đều được tìm thấy trong các mộ thuyền mà thông qua đó chúng ta có thể tìm hiểu về nghề mộc và cả nghề sơn.
Tư liệu về di tích và di vật mà cư dân Đông Sơn lưu lại trong lòng đất giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về quá trình phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế (đặc biệt trong kinh tế sản xuất) và đời sống văn hoá tinh thần... đó là những tiền đề vật chất dẫn đến phân chia giầu nghèo, phân hóa xã hội... từ sức ép trong gia tăng bùng nổ dân số đến việc đi tìm vùng đất mới “mở cõi” là cả quá trình lâu dài, phức tạp- chiếm lĩnh, thích nghi đến làm chủ vùng đất mới mầu mỡ- đồng bằng châu thổ sông Hồng là một trong những công đoạn của quá trình ấy. Tư liệu khảo cổ học giai đoạn này cũng đã minh chứng đến thời điểm Đông Sơn quá trình khai phá, chiếm lĩnh và làm chủ đồng bằng châu thổ sông Hồng của cư dân Đông Sơn đã diễn ra có mục tiêu rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn và thực sự có hiệu quả hơn.
5.5. Bên cạnh những yếu tố gốc, bản địa, cư dân Đông Sơn đồng bằng châu thổ sông Hồng có những mối quan hệ trao đổi với cư dân đồng đại nhiều vùng thuộc nhiều địa hình khác nhau ở Việt Nam và các cư dân cổ một số nước thuộc địa bàn Đông Nam Á cổ. Trước tiên là những mối quan hộ trong văn hóa Đông Sơn với các loại hình sông Mã, sông Cả, giữa miền núi với đồng bằng ở miền Bắc Việt Nam. Đó là mối quan hệ trao đổi giữa các cộng đồng cư dân sinh sống trên các địa bàn, vùng miền khác nhau. Tiếp đến là mối quan hệ với các văn hóa đồng đại như văn hóa Sa Huỳnh và rộng hơn là văn hóa Hán ở nam Trung Quốc. Mức độ ảnh hưởng qua lại đậm nhạt khác nhau song đã chứng tỏ cuộc sống của họ có sự giao thương, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau góp phần tạo nên đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Bên cạnh những giá trị văn hoá tự thân lan toả, chủ nhân văn hoá Đông Sơn đã thâu nhận những tinh hoa giá tri văn hoá bên ngoài, làm giàu thêm bản sắc văn hoá vốn có, tạo nên nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ, toả sáng trong khu vực Đông Nam Á thời tiền- sơ sử.
5.6. Trong quá trình từng bước chinh phục là làm chủ đồng bằng châu thổ sông Hồng, cư dân Đông Sơn đã tạo lập nên các trung tâm trong đó mỗi trung tâm gồm nhiều di tích nhỏ phân bố liền kề, tập trung, xung quanh một vài di tích lớn trên các vùng địa hình khác nhau. Các trung tâm mang những đặc điểm riêng song vẫn thống nhất trong những đặc trưng chung của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Những đặc trưng riêng của các trung tâm được quy định bởi địa hình, môi trường sống và vai trò vị trí, chức năng của từng trung tâm trong cộng đồng cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi trung tâm đóng một vai trò, một vị trí nhất định. Giữa các trung tâm Đông Sơn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, chúng ta có thể thấy Cổ Loa là một trung tâm có quy mô lớn, toàn diện với các di tích thành lũy, với những chứng cứ của lò đúc đồng, những kho chứa vũ khí lớn. Đây là một trung tâm đứng đầu về mặt chính trị, quân sự không chỉ của cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sồng Hồng mà thậm chí của cả văn hóa Đông Sơn.
5.7. Diện mạo, đặc trưng của các trung tâm văn hóa Đông Sơn đã cho thấy quá trình từng bước chinh phục, chiếm lĩnh và làm chủ đồng bằng sông Hồng của cư dân Đông Sơn. Trung tâm Vinh Quang- Phú Lương, cổ Loa là những địa bàn quen thuộc của cư dân Tiền Đông Sơn trong quá trình mở rộng địa bàn xuống các đồng bằng màu mỡ. Cư dân Đông Sơn đã kế thừa, phát triển trực tiếp từ trong lòng văn hóa Đông Sơn, đây vẫn là những địa bàn trọng yếu và là nơi tụ cư đông đúc mang nhiều ảnh hưởng (đấu ấn đậm nét của giai đoạn tiền Đông Sơn). Địa bàn này- trung tâm Cổ Loa phát triển bền vững và là trung tâm về chính tri, quân sự của tất cả các trung tâm.Trong quá trình phát triển, cư dân Đông Sơn đã hướng đến các vùng đất mới đó là vùng đồng bằng phù sa mới thấp trũng và vùng đồng bằng phù sa mới ven biển. Vùng đồng bằng trũng Phú Xuyên- ứng Hòa- Duy Tiên- Kim Bảng có mật độ phân bố đậm đặc các di tích Đông Sơn, đây là vùng đất mới mà cư dân Đông Sơn- cư dân đầu tiên đã từng bước chinh phục, chiếm lĩnh và ngụ cư lâu dài làm chủ vùng đất này. Trong khi đó, vùng đồng bằng mới ven biển lại cũng là một vùng đất mới mà cư dân Đông Sơn tiếp tục khai phá. Tất cả đã tạo nên những đặc trưng riêng cho các di tích Đông Sơn ở vùng đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển. Đó là việc ưa dùng các loại chất liệu, vật liệu như đồ tre, đồ gỗ, mây và tạo ra các sản phẩm như vải, đồ sơn. Và như vậy các trung tâm Đông Sơn được hình thành trong quá trình chiếm lĩnh và làm chủ đồng bằng châu thổ sông Hồng của cư dân Đông Sơn- điều này đã tạo nên sự thống nhất và đa dạng trong đặc trưng của văn hóa Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tại các cụm di tích luôn có một số di tích trung tâm có vết tích của các nghề thủ công chuyên- đặc biệt là luyện kim như Vinh Quang, Gò Chiền Vậy, cổ Loa.
5.8. Những thành tựu cư dân Đông Sơn ở đồng bằng châu thổ sông Hồng đạt được đã góp sức xứng đáng tạo lập văn hóa Đại Việt sau này. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất đã thúc đẩy tạo nên những chuyển biến kinh tế, cùng với quá trình tạ cư của cư dân đã hình thành nên các trung tâm kinh tế và sau đó là trung tâm chính trị.
Nền kinh tế sản xuất như nông nghiệp dùng cày và sức kéo trâu bò, nhiều nghề thủ công, giao thương trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ sở dẫn tới việc mở rộng các khu cư trú và địa bàn sản xuất xuống các vùng đồng bằng thấp trũng dọc theo các dòng sông và những vùng đồng bằng mới ven biển. Sự tăng lên về số lượng và quy mô của các di tích cũng đã chứng tỏ sự hình thành các cụm cư trú xung quanh các trung tâm và hình thành trung tâm kinh đô.
Thông qua sự phân bố các di tích, đặc trưng các di vật và những diễn biến theo các giai đoạn phát triển, cư dân Đông Sơn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế sản xuất và minh chứng cho quá trình từng bước chiếm lĩnh và làm chủ những miền đất mới giàu tiềm năng, có những điều kiện đáp ứng tốt cho việc thúc đẩy những chuyển biến về kinh tế, chính trị. Điều này đã thể hiện sự sáng tạo, chủ động vươn lên của người Đông Sơn. Từ đó tạo tiền đề, nền tảng cho sự hình thành và phát triển của văn minh Đại Việt sau này.