Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu, lịch sử văn hóa Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên ( Thế kỷ I-X) qua các phát hiện nghiên cứu khảo cổ học ở Bắc Việt Nam từ năm 1998-2008

Đối tác nước ngoài

Lê Đình Phụng

Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Khảo cổ học

... - 2012

Khảo cổ học

Khảo cổ, Thành cổ, Mộ táng, Văn hóa Việt Nam, 10 thế kỷ đầu công nguyên, Việt Nam

8 trang

Phòng Lưu trữ - Văn phòng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Giới thiệu nội dung:

 

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ: NHŨNG ĐÓNG GÓP MỚI TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬN HÓA VIỆT NAM 10 THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN (THẾ KỶ I - X) QUA CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở BẮC VIỆT NAM TỪM 1998-2008

(Thuộc chương trình nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử- văn hóa hệ thống di tích khảo cổ học Bắc Việt Nam mới phát hiện được từ năm 1998 -2008. Theo Quyết định số 1689/ QĐ- KHXH của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam)

1 .Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thập niên vừa qua ( 1998 -2008) quá trình công nghiệp hóa đất nước, sự mở rộng của các khu kinh tế và đô thị, đặc biệt là sự phục hưng văn hóa dân lộc được diễn ra khá đồng bộ sôi nổi trên địa bàn cả nước cũng như các vùng đất tỉnh thành phía Bắc. Nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển mới của dân tộc ngành khảo cổ học Lịch sử đã tham gia nhiều cuộc điều tra khảo sát, khai quật khảo cổ học phục vụ cho việc nghiên cứu, trùng tu tôn tạo các di tích, hay phục vụ cho công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Những cuộc khai quật này dù nhằm mục đích khác nhau, nhưng vẫn tập trung chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc thời kỳ đầu lịch sử. Chính vì thế việc tập hợp, phân tích nghiên cứu đánh giá các kết quả khảo cổ học trong thập kỷ qua là một việc làm cấp thiết đóng góp quan trọng cho việc nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua tài liệu khảo cổ học. Trong nhiều năm vừa qua, việc nghiên eứu này được nhiều ngành khoa học lịch sử tham gia ngoài Viện Khảo cổ học là Bảo tàng lịch sử Việt Nam; trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ( Đại học Quốc gia Hà Nội); Bảo tàng các địa phương. Nguồn tài liệu còn tản mát, chưa được tập hợp, hệ thống; chính vì thế việc tập hợp các nguồn tài liệu là một việc làm cấp thiết nhằm cung cấp nguồn tư liệu có hệ thống phục vụ cho công tác nghiên cứu lâu dài cho các nhà nghiên cứu về lịch sử cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

2. Mục tiêu của đề tài

Bước đầu tập hợp, hệ thống hoá toàn bộ những phát hiện và nghiên cứu về các di tích khảo cổ học 10 thế kỷ đầu công nguyên(thế kỷ I - X) từ năm 1998 -2008 Giới hạn không gian trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. Giới hạn thời gian: 10 thế kỷ đầu công nguyên.

- Từ nguồn tư liệu được hệ thống hóa qua nghiên cứu di tích di vật tóm ra khái quát tiến trình lịch sử - Văn hoá Việt nam trong 10 thế kỷ đầu công nguyên (thế kỷ I - X)qua những tài liệu khảo cổ học được phát hiện nghiên cứu trong 10 năm 1998-2008.

- Đánh giá giá trị của những tài liệu được biết đến trong 10 năm 1998 -2008, góp phần nhận diện, phục dựng bản sắc văn hoá Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên (thế kỷ I-X)

3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Tập hợp, hệ thống hoá tài liệu về di tích, di vật khảo cổ học được phát hiện nghiên cứu trong 10 năm 1998 - 2008. trong khung niên đại thế kỷ I - X

- Phân tích đánh giá giá trị của nguồn tư liệu mới phát hiện. Từ nguồn tư liệu đưa ra những nhận thức mới về lịch sử - Văn hoá Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên.

- Khẳng định những đóng góp mới của khảo cổ học trong việc nghiên cứu Lịch sử- văn hoá dân tộc 10 thế kỷ đầu công nguyên

- Nêu bật được sức sống văn hoá Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên.

4. Phương pháp nghiên cứa đề tài:

- Đề tài được thực hiện theo phương pháp khảo cổ học truyền thống: tập hợp tài liệu, đo vẽ, chụp ảnh, phân loại, thống kê phân tích, so sánh đánh giá.

- Khi thực hiện lấy phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng làm nền tảng xuyên xuốt khi tiến hành.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành với các nguồn tài liệu khác như : lịch sử, môi trường, dân tộc học, mỹ thuật, địa chất, văn hoá dân gian để đạt kết quả tốt

5. Kết cấu nội dung-chương mục của đề tài.

Nội dung đề tài thể hiện thành 3 chương:

Chương I: Mở đầu

Nội dung trình bày tính cấp thiết của đề tài khoa học, mục tiêu thực hiện, phương pháp thực hiện để hoàn thành đề tài, trong đó nói rõ tính cấp thiết phải thực hiện, mục tiêu cần giải quyết là góp phần nhận diện, tìm về bản sắc văn hóa dân tộc qua tài liệu khảo cổ học. Giới hạn không gian và thời gian nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu lấy phương pháp khảo cổ học truyền thống làm chủ đạo.

Chương II: Những thành tựu nghiên cứu khảo cổ học 1998 -2008

- Thành cổ: Trong 10 thế kỷ đầu công nguyên, sự phát triển của các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật, nhu cầu quản lý xã hội đã hình thành các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của cộng đồng. Trong những trung tâm nổi bật lên các trung tâm lớn là Luy Lâu ( Bắc Ninh); Đại La (Hà Nội) với chức năng là trụ sở của chính quyền đô hộ phương Bắc và Cổ Loa (Hà Nội);Hoa Lư( Ninh Bình) là trung tâm chính trị quân sự kinh tế của dân tộc vào cuối thế kỷ X khi giành được độc lập. Nếu Luy Lâu; Đại La giữ vai trò khá dài trong lịch sử 1000 năm đô hộ của phương bắc, vị trí lại nằm ở vùng đất trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ thì Trung tâm Cổ Loa, Hoa Lư chỉ phát triển thành trung tâm của cả nước khi nơi này được định đô của dân tộc. Nghiên cứu hai vùng đất, hai trung tâm kinh tế văn hóa chính trị góp phần hiểu được phàn nào đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc trong một thời kỳ dài của lịch sử. Đề tài tập trung nêu các cuộc khai quật khảo cổ học ở Luy Lâu, Đại La và Cổ Loa, Hoa Lư nhằm góp phần nhận diện gương mặt hai vùng đất trung tâm, đại diện kinh tế văn hóa của hai thời kỳ khác nhau: thời kỳ mất độc lập tự chủ và thời kỳ độc lập dân tộc.

Nội dung trình bày kết quả thu được qua các cuộc khai quật khảo cổ học liên quan dến 4 tòa thành.

Tại Thành Luy Lâu qua 4 cuộc khai quật đã cho thấy dấu vết các công trình kến trúc xây dựng trong thành, các lớp đất đắp thành từ kết quả thu được cho thấy thành được xây dựng và sử dụng kéo dài trong lịch sử từ thế kỷ II đến thế kỷ VII. Những hiện vật thu được đã phản ánh các thời kỳ lịch sử và văn-hóa trong tòa thành được coi là trụ sở của phong kiến phương Bắc. Đặc biệt ở đây còn tìm được khuôn đúc trống đồng, điều đó cho thấy sức sống văn hóa Việt không những được bảo tồn gìn giữ trong không gian người Việt cư trú mà còn tỏa sức sống ngay chính trong thành trì của quân đô hộ.

Kết quả khai quật tại 18 Hoàng Diệu cho thấy dấu vết các công trình kiến trúc thành Đại La với nhiều vật liệu kiến trúc mang đặc trưng của thời kỳ lịch sử có nguồn gốc bản địa.

Các cuộc khai quật thành Cổ Loa dù chưa tìm thấy dấu vết lớp văn hóa thế kỷ X, thời kỳ định đô độc lập đầu tiên, nhưng những di vật tìm được đã chọ thấy đây là tòa thành được sử dụng làm noi cư trú lâu dài của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.

Thành Hoa Lư là cố đô độc lập đầu tiên, tồn tại khá lâu dài dưới hai triều Đinh Lê là một tòa thành lớn, được khai quật nhiều lần. Những kết quả điều tra khảo sát khai quật ở đây đã cung cấp tư liệu về quy mô tòa thành, các dấu tích công trình kiến trúc được dựng xây vào thế kỷ X như những dải tường gạch kiến trúc, những sân lát gạch phăng có hoa văn trang trí, những loại hình di vật phong phú với nhiều loại hình chất liệu khác nhau: gạch, ngói ống, ngói mũi lá, đất nung trang trí kiến trúc, đồ gốm các loại đã phản ánh đời sống vật chất tinh thần của văn hóa Việt trên vùng đô cũ. Đây là nền tảng ban đầu góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam trong lịch sử.

Trong những tòa thành cổ được nghiên cứu cho thấy có hai hệ thống thành xây dựng với mặt bằng khác nhau. Hệ thống thành là trụ sở của chính quyền đô hộ được xây dựng khá quy chỉnh, thành có mặt bằng quy hoạch với hệ thống tường hào. Những hiện vật thu được phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân ở đây. Bên cạnh những yếu tố văn hóa ngoại lai, văn hóa Việt vẫn tồn tại và là cơ sở để sau này khi có điều kiện nền văn hóa dân tộc được phục hưng trở lại mang bản sắc riêng của người Việt chủ nhân vùng đất.

Thành cổ theo truyền thống văn hóa Việt là không có mặt bằng quy chuẩn, được xây dựng dựa vào điều kiện địa hình để tạo nên một tòa thành hoàn chỉnh vừa có chức năng quân thành vừa là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của quôc gia buổi đầu độc lập.

- Các trung tâm sản xuất gốm:

Đồ gốm là sản phẩm thủ công có mặt sớm trong nền kinh tế con người, nối liếp nghề sản xuất gốm của người Việt cổ, 10 thế kỷ sau công nguyên nghề san xuải gốm tiếp tục pháỉ triển hình thành những vùng sản xuất gốm sản xuất vật dụng phục vụ đời sống của cư dân. Bên cạnh nghề truyền thống do điều kiện lịch sử, sự tiếp thu những kỹ thuật từ bên ngoài đưa lại đã hình thành một số vùng sản xuất gốm có quy mô lớn. các cuộc khai quật tại Vĩnh Phú, Bắc Ninh. Thanh Hóa đã cung cấp tư liệu về nghề sản xuất gốm với những đặc trưng riêng của mỗi vùng về nguyên liệu sản xuất, kỹ thuật, sản phẩm.

Các lò gốm được khai quật tại Bắc Ninh mang đặc trưng là những lò có kích thước lớn thuộc loại hình lò ống. sản phẩm nung số lượng nhiều, đa dạng gồm nhiều loại hình. Đặc biệt ở đây có nhiều sản phẩm chất lượng cao, đồ bán sứ,có men phản ánh những yếu tố kỹ thuật bên ngoài như lò nung, kỹ thuật con kè, cách sử dụng men được tiếp thu tạo nên một trung tâm sản xuất gốm riệng biệt. Những khu lò gốm tìm được tại Vĩnh Phúc mạng đặc trưng riêng, lò nung thường nhỏ, loại hình lò Cóc. số lượng sản phẩm nung không nhiều, sản phẩm đa phần là gốm nung. Sản phẩm đa dạng gồm nhiều loại hình đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân.

Khu lò gốm Tam Thọ ( Thanh Hóa) là một khu lò nung lớn kéo dài trong lịch sử với nhiều loại hình lò khác nhau. Sản phẩm gốm đa dạng với nhiều loại hình gồm ngói, trang trí kiến trúc, đồ gốm dân dụng. Sản phẩm có chất lượng cao, không những sử dụng tại chỗ mà gốm Tam Thọ có mặt trên nhiều vụng đất nước.

Nhìn chung nghề sản xuất gốm trong 10 thế kỷ đầu công nguyên phát triền khá rầm rộ với nhiều trung tâm sản xuất lớn, có mặt trên nhiều miền vùng. Sản phẩm gốm đa dạng đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt trong cộng đồng. Nghề sản xuất gốm thời "kỳ này có 2 yếu tổ, một là kế thừa nghề sản xuất gốm lâu đời trước đó và hai là có nhiều yếu tố kỹ thuật được tiếp thu từ bên ngoài. Những yếu tố nội sinh và ngoại sinh được kết hợp chặt chẽ để nghề sản xuất gốm phát triển, đặt tiền đề cho nghề gốm có bước tiến mạnh mẽ trong những giai đoạn sau của lịch sử, hình thành nên nghề truyền thống sản xuất gốm.

- Mộ táng: Cùng với các loại hình di tích, mộ cổ trong thời gian qua được phát hiện khai quật khá nhiều trên nhiều vùng đất khác nhau. Mộ cổ với tài liệu thu được cung cấp nhiều hiểu biết về vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây dựng, đồ tùy táng phản ánh phong phú đa dạng về đời sống vật chất và tinh thần tín người của người xưa qua nhiều thời kỳ lịch sử. Đề tài tập hợp toàn bộ các cuộc phát hiện khai quật mộ cổ trong 10 năm lại đây trên địa bàn rộng: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa. Với nguồn tài liệu thu được góp thêm những hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế văn hóa 10 thế kỷ đầu công nguyên của dân tộc. Những ngôi mộ tìm được về chất liệu chủ yếu xây bằng gạch, kích thước mộ khá lớn, kỹ thuật xây mộ cao. Đồ tùy táng thu được khá phong phú phản ánh thân phận chủ nhân cá ngôi mộ. Những ngôi mộ này được xác định chủ nhân là những người Hán và tầng lớp trên của người Việt, về loại hình táng tục có thể thấy những ngôi mộ mang yếu tố văn hóa bên ngoài, nhưng những hiện vật tùy táng có nhiều hiện vật nguồn gốc văn hóa Việt, các hoa văn trang trí trên gạch kế thừa từ văn hóa Đông Sơn giai đoạn sớm đã cho thấy văn hóa Việt có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của chủ nhân các ngôi mộ. Đây là những tố văn hóa dân tộc được bảo lưu gìn giữ dù trong hoàn cảnh đêm trường Bắc Thuộc.

- Tiền cổ Việt Nam được phát hiện ở miền Bắc Việt Nam trong 10 năm Những phát hiện mới về tiền cổ trong 10 năm qua đã cho thấy nhiều đồng tiền của các triều đại độc lập đầu tiên như tiền triều Đinh - Lê thay thế cho những đồng tiền Bắc phương thời Bắc thuộc đã khẳng định bên cạnh độc lập dân tộc. độc lập về kinh tế là vấn đề được các triều đại quan tâm. Sự có mặt của các đồng tiền của các vương triều độc lập góp phần khẳng định tính độc lập dân tộc và phản ánh những đóng góp về kinh tế, văn hóa của các đồng tiền Việt Nam buổi đầu độc lập.

Chương III: Những nhận thức mới -đóng góp mới trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên (thế kỷ l - X)

- Những vấn đề lịch sử văn hóa 10 thế kỷ đầu công nguyên là thời gian đầy biến động với hai động lực chính: đô hộ - đồng -hóa và chống đô hộ - chống đồng hóa, một bên là chính quyền phong kiến phương Bắc và một bên là dân tộc Việt Nam. Trong thời gian này có đến 1/3 thời gian là các cuộc đấu trang và độc lập tự chủ dưới các hình thức khác nhau. Đó chính là điều kiện để văn hóa Việt được gìn giữ bảo tồn, không đứt đoạn trong lịch sử, hình thành nên truyền thống văn hóa dân tộc. Nhận thức mới về lịch sử văn hóa 10 thế kỷ đầu công nguyên qua tài liệu khảo cổ học trên nhiều lĩnh vực góp phần nhận diện văn hóa Việt qua các thời kỳ. Khẳng định đây là nền tảng cơ bản truyền thống, hiện diện suốt trong lịch sử để sau này khi giành được độc lập văn hóa dân tộc có cơ sở và điều kiện phát triển rực rỡ vào các thế kỷ sau

Kết luận:

- Đánh giá những thành tựu nghiên cứu khảo cổ học Lịch sử trong thời gian 1998 -2008 với những kết quả đạt được đã góp thêm nguồn tư liệu tìm hiểu toàn diện hơn về văn hóa xã hội Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên

-Những tư liệu được biết trên nhiều lĩnh vực; thành cổ, các trung tâm kinh tế. nghề sản xuất gốm sứ, mộ táng với khối lượng di vật vô cùng phong phú, nhiều thời đại đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam 10 thế kỹ đầu công nguyên.

- Những thành tựu trên các lĩnh vực của-cộng đồng dân tộc, bền bỉ dựng xây trong 10 thế kỷ chịu sự đồng hóa, chống đồng hóa là nền tảng cội nguồn làm tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ sau rực rỡ.