LỜI GIỚI THIỆU
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trao đổi thương mại luôn là hoạt động chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu, thu hút sự quan tâm cùa hầu hết các quốc gia. Việc thực thi các chính sách thương mại quốc gia và khu vực để tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định của các hoạt động thương mại quốc tế luôn được các nhà lập chính sách quan tâm và với tình hình hiện nay của xu hương tự do hoá đang ngày càng được ủng hộ trên phạm vi toàn cầu thì việc điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng cởi mở hơn cũng trở nên tất yếu đối với tất cảc quốc gia và khối liên kết khu vực.
Việc xây dựng và thực thi chính sách thương mại của các đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...VV luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các quốc gia khác. Từng động thái điều chỉnh chính sách thương mại cửa các đối tác lớn này đều có khả năng gây ra những tác động rất lớn tới quan hệ thương mại quốc tế. Dù rằng trở lực vẫn còn nhưng các yêu cầu về tự do hoá thương mại ngày càng thắng thế và đã từ rất lâu, sự tồn tại của GATT và trong bước phát triển tiếp theo - của WTO cho thấy mong muốn của số đông các thành viên tham gia. về khả năng mở rộng hơn nữa, hội nhập hơn nữa của các hoạt động thương mại quốc tế. Thực thi chính sách thương mại tự do ở các cấp độ đơn phương, song phương, đa phương, liên khu vực và toàn cầu đang trở thành một xu hướng không thể đảo ngược và có tác động đa chiều đến các bên tham gia. Với nhận định nêu trên, đề tài nghiên cứu sẽ đi. sâu tìm hiểu về một chủ đề mang tính cấp thiết cao là “Điều chỉnh chính sách thương mại của Liên Minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới”
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH PHÁT TRIỀN MỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIÈU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Bối cảnh phát triển mới cửa thế giới từ giữa những năm 1990 đến nay.
Cho đến thời điểm hiện nay khi Thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21 đi đến những năm tháng cuối cùng thì chúng ta có thể nhìn nhận về một số động thái phát triển mới của thế giới như sau:
- Xu hướng hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển: đây là xu hướng phát triển nổi bật của thế giới kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Các quốc gia đã ngày càng nhận thức được rằng hoà bình, ổn định, hợp tác, đối thoại là con đường tốt nhất để giải quyết các xung đột và bất đồng. Các quan hệ quốc tế chủ yếu giữa các trung tâm phát triển trên thế giới như quan hệ Nga - Hoa Kỳ - EU - Trung Quốc - Nhật Bản...vv cũng được chuyển theo hướng này. Từ đó, thế giới sẽ phát triển theo hướng đa cực hoá về mọi mặt, đặc biệt là về kinh tế mà trước mắt là mô hình một siêu cường (Hoa Kỳ), đa trung tâm (EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga...).
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đã và đang phát triển sâu rộng với quy mô chưa từng có trong lịch sử. Những thành tựu phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... là tiền đề cho các nước công nghiệp chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
- Thời kỳ phát triển mới hiện nay cũng là thời kỳ của chuyến giao công nghệ cao, của sự chuyển dịch các luồng vổn đầu tư trực tiếp nước ngoài với quy mô ngày càng gia tăng giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Nền kinh tế của các quốc gia, các khu vực ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một xu hướng mới phát triển mới - xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế. Trong nền kinh tế toàn cầu, những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong điều tiết các hoạt động kinh tế, tài chính, thương mại và đầu tư của mỗi quốc gia.
- Quá trình toàn cầu hóa còn góp phần thúc đẩy quá trình khu vực hoá. Đây là một thực tiễn phát triển rất quan trọng với những ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự điều chỉnh chính sách phát triển của các quốc gia nói chung và tới việc điều chỉnh chính sách thương mại của từng đối tác quốc tế nói riêng. Các động thái điều chỉnh chính sách này nhìn chung sẽ giúp cho từng đối tác trở nên tích cực hơn, phản ứng nhanh hơn với các diễn biến toàn cầu và từ đó có thể hội nhập một cách tích cực vào những xu thế phát triển chung của thế giới.
- Kể từ khi WTO ra đời và phát triển trở thành một khuôn khổ chung mang tính toàn cầu để điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế thì phát triển thương mại đã trở thành một động thái quan trọng thể hiện bước phát triển mới của thế giới. Trọng tâm của các hoạt động liên quan tới WTO thời gian gần đây chính là Vòng đàm phán Doha với mục tiêu chủ đạo là đàm phán về cách thức giảm bớt các rào cản thương mại trên toàn thế giới, thực hiện thương mại công bằng đối với các nước đang phát triển, đảm bảo trao đổi thương mại tự do giữa các quốc gia ở nhiều trình độ phát triển khác nhau. Tính đến năm 2008, các cuộc đàm phán vẫn đang bế tắc do bất đồng trong quan điểm của các nước phát triển giàu có và các nước nghèo đang phát triển xoay quanh vấn đề trợ cấp nông nghiệp và mở cửa thị trường nông sản
1.2. Khu vực EU và những động thái phát triển mới.
- Sự liên kết giữa các quốc gia Châu Âu đã được phát triển lên một trình độ mới. Với Hiệp ước Maastricht (1992) Cộng động kinh tế Châu Âu đã chính thức được đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU) và trở thành cấp độ liên kết cao nhất đã đạt đuợc giữa các quốc gia trong cùng lục địa Châu Âu.
- EU cũng đã tiến tới bước phát triển cao hơn nữa với sự hiện thực hoá của liên minh kinh tế - tiền tệ và tiến tới liên minh chính trị.
- Trong những động thái phát triển mới diễn ra tại Châu Âu thời gian gần đây thì sự kiện Hiến pháp Châu Âu cũng là một diễn biến quan trọng thể hiện những đặc điểm của thời kỳ mới. Tuy còn nhiều bất đồng về bản Hiến pháp nhưng các sửa đổi dự thảo năm 2006 và 2007 đã thể hiện khả năng điều chỉnh kịp thời của EU và mở ra nhiều cơ hội để nâng cao thêm nữa liên kết chính trị EU.
- Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững - nội đung được đề ra trong Chiến lược Lisbon (3.2000) có thể được xem như là trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế- xã hội của EU và là một nét mới trong chiến lược của khối liên kết. Chiến lược này được sửa đổi vào năm 2005 và tạo thêm động lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển của EU.
- Các lần mở rộng EU đều là những dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của khối liên kết này. Hiện nay, EU 27 thành viên đã trở thành một khối liên kết với quy mô kinh tế lớn nhất thế giới với diện tích 4,42 triệu km2, gần 500 triệu dân (số liệu 2006) và tổng GĐP khoảng 11,6 nghìn tỷ euro (số liệu năm 2007).
- EU tiếp tục tham gia một cách tích cực vào WTO với vai trò quan trọng và nhiều hành động nhằm thu hẹp khác biệt quan điểm giữa các nước thành viên WTO, tháo gỡ bế tắc của vòng đàm phán Doha.
- Kể từ giữa những năm 1990, EU bắt đầu dành ưu tiên cho cơ chế đa phương của WTO hơn so với các thoả thuận song phương, coi đây là khuôn khổ quan trọng để thực thi Chính sách Thương mại Chung.
l.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thương mại của EU.
Với các diễn biến mới của thế giới và khu vực thì EU rất cần phải điều chỉnh chính sách thương mại và mặc nhiên coi đó là sự điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, thông thoáng hơn. Trước hết đó là sự tự do hoá hoàn toàn trong nội khối EU (Chính sách Thương mại Nội khối) và ở bước tiếp theo là sự chuyển đổi chính sách của EU với thế giới bên ngoài.
Bối cảnh mới khiến EU cần thiết phải điều chỉnh chính sách về các mặt: mức độ tự do hoá, phạm vi địa lý cụ thể, các lĩnh vực tự do hoá thương mại mà Chính sách Thương mại Chung EU cần điều chỉnh và xác định các đối tượng có thể chịu tác động của quá trình điều chỉnh này. Ngoài ra, môi trường quốc tế thay đổi đã đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có đánh giá về giá trị nội tại của Chính sách Thương mại Chung EU. Để thích nghi với những diễn biến mới, liệu EU có đảm bảo được những điều chỉnh, cải cách như mong muốn hay không.
CHƯƠNG 2. NHỮNG NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. Điều chỉnh Chính sách Thương mại Nội khối của EU.
2.1.1. Những nội dung chủ yếu của Chính sách Thương mại Nội khối.
Chính sách Thương mại Nội khối EU quy định về xây dựng và vận hành một thị trường chung Châu Âu trên cơ sở tự đo hoá hoàn toàn các hoạt động trao đổi qua lại giữa các quốc gia thành viên EU bao gồm: (1) Tự do lưu chuyển hàng hoá, (2) Tự do đi lại và cư trú trên toàn lãnh thổ Liên minh (tiêu biểu là việc thực hiện Hiệp ước Shenghen), (3) Tự do lưu chuyển dịch vụ và (4) Tự do lưu chuyển vốn.
2.1.2. Điều chỉnh Chính sách Thương mại Nội khối của EU.
EU thực hiện Chính sách Thương mại Nội khối trong một thời gian rất dài và đến nay Ủy ban Châu Âu đã khẳng định quyết tâm điều chỉnh chính sách với định hướng tiếp tục thúc đẩy tự do lưu chuyển về lao động, vốn, dịch vụ và hàng hoá giữa các nước thành viên, đảm bảo quá trình tự do hoá tiếp tục được thúc đẩy một cách hiệu quả, hướng tới tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và thịnh vượng giữa các nước thành viên. Chiến lược Lisbon được xây dựng năm 2000 và sửa đổi năm 2005 là một trong những động thái thể hiện sự điều chỉnh chính sách của EU. Một số nội dung điều chỉnh quan trọng gồm có: (1) Xác định chính sách về Thị trường nội địa phải là chính sách toàn diện, đem lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. (2) Chính sách thị trường nội địa sẽ dựa trên nền tảng của kinh tế thị trường và xây dựng thị trường “hoàn hảo” hơn với các công cụ hỗn hợp như công cụ cạnh tranh, công cụ luật và chiến lược thực hiện. (3). Chính sách thị trường nội địa EU phải thích ứng được với bối cảnh toàn cầu hoá. (4) Chính sách thị trường nội địa phải tạo việc làm và người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các ưu đãi đề ra trong chính sách. (5) tiếp tục mở rộng thực hiện Liên minh kinh tế - tiền tệ ở các nước thành viên mới nhằm củng cố và phát triển thị trường nội địa.
2.2. Điều chỉnh Chính sách Thương mai Chung EU.
2.2.1. Những nội dung chủ yếu của Chính sách Thương mại Chung EU
Nội dung căn bản nhất trong việc thực thi Chính sách Thương mại Chung EU là việc EU sẽ mở cửa thị trường của mình cho tất cả các đối tác thương mại có động thải mở cửa tương tự cho hàng hoá của EU. Việc mở cửa này có cân nhắc tới các ưu đãi phù hợp đành cho các nước đang phát triển và đặc biệt là nhóm các nước gặp nhiều khó khăn nhất. Ngoài ra, do yêu cầu đảm bảo sự hài hoà trong chính sách thương mại nên EU luôn đóng vai trò là đối tác chủ chốt của các quá trình tự do hoá thương mại với sự tham gia tích cực vào các vòng đàm phán của WTO.
Việc thực hiện Chính sách Thương mại Chung luôn đảm bảo các nội dung: (1) đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách; (2) xây dựng cơ chế điều phối thực hiện chính sách một cách hiệu quả giữa các thể chế của EU; (3) áp dụng các công cụ chính sách phù hợp để điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện phòng vệ thương mại.
2.2.2. Chính sáck Thương mại Chung EU trong quan hệ với các đối tác chủ chốt.
2.2.2.1. Quan hệ thương mại của EU với một số đối tác chủ chốt.
EU -27 thành viên đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thị trường hàng hoá, dịch vụ có sức hấp đẫn cao. EU đã tham gia tích cực vào mọi
hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới và xét theo tổng giá trị thương mại hàng hoá, EU chiếm 17,1% tổng giá trị trao đổi thương mại toàn cầu. Trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với các mối quan hệ đa phương thì EU cũng là đối tác lớn nhất của WTO với nhiều cam kết quan trọng về việc thúc đẩy các quan hệ thương mại toàn cầu.
Số liệu thống kê cho thấy ở cấp độ quan hệ thương mại song phươn, quan hệ EU - Hoa Kỳ luôn chiếm vị trí quan trọng nhất với tổng giá trị trao đổi thương mại năm 2006 đã tăng lên con số kỷ lục 444,41 tỷ euro. Các đối tác quan trọng tiếp theo gồm có Trung Quốc, Nga, Thuỵ Sỹ và Nhật Bản. Riêng quan hệ với Trung Quốc, trong năm 2006, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU và điểm đáng chú ý là riêng trong lĩnh vực xuất khẩu thì Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc sang thị trường EU25 đã đạt tới 191,8 tỷ euro vào năm 2006 và thặng dư đã ỉên tới mức kỷ lục 128,1 tỷ euro).
2.2.2.2. Điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung EU đối với các đối tác chủ chốt.
(a) Ở cấp độ đa phương, quan hệ thương mại của EU thông qua WTO đã có nhiều biến động mạnh dẫn tới những điều chỉnh chính sách tương ứng. Với bối cảnh phát triển mới hiện nay, Chính sách Thương mại Chung EU đối với WTO đang được điều chỉnh theo các hướng đáng chú ý bao gồm: (1) Xác định các quan hệ đa phương là một trọng tâm cần được phát triển và quan tâm thích đáng; (2) Coi sự tham gia của EU vào mạng lưới các quan hệ thương mại đa phương là để làm “thay đổi thế giới ” và để “cải cách hệ thống thương mại toàn cầu nhằm tăng cường sự thịnh vượng và củng cố sự phát triển bền vững trên thế giới ”1. (3) Sức ép của quan hệ thương mại đa phương khi ến EU đang phải nỗ lực điều chỉnh chính để thị trường EU không chỉ hấp dẫn đối với các công dân
EU mà còn là điểm đến hấp dẫn của các dòng lưu chuyển thương mại toàn cầu. Các động thái gần đây về việc cải cách Chính sách Nông nghiệp chung Châu Âu (CAP) phần nào cho thấy sự thay đổi của EU theo hướng thông thoáng, cởi mở và đảm bảo cạnh tranh công bằng.
(b) Ở cấp độ song phương, nhóm các đối tác lớn luôn có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động thương mại của EU và mỗi động thái điều chỉnh chính sách thương mại của EU đều chịu những tác động nhất định của các đối tác này. Quan hệ EU - Hoa Kỳ luôn là mối quan hệ quan trọng nhất xét theo mọi phương diện và Chính sách Thương mại Chung EU được điều chỉnh theo hướng: (1) Nhìn nhận đặc tính quan trọng của trao đổi thương mại EU - Hoa Kỳ là khoảng 25% tổng kim ngạch trao đổi được thực hiện trong khuôn khổ giao dịch nội bộ của doanh nghiệp, do vậy quá trình điều chỉnh phải được thực hiện một cách linh hoạt; (2) Quan hệ hợp tác EU - Hoa Kỳ vẫn còn nảy sinh nhiều tranh chấp thương mại và chính sách của EU điều chỉnh để coi khuôn khổ đa phương của WTO là giải pháp cho vấn đề; (3)Quan điểm chính sách là coi trọng các cuộc đối thoại và phải xây dựng một cơ chế giải quvết tranh chấp một cách hiệu quả
Quan hệ thương mại EU - Trung Quốc được coi là mang nhiều tính đặc thù và Chính sách Thương mại Chung EU trong trường hợp này cũng đã được điều chỉnh cho phù họp với đặc thù của quan hệ với một nước đang phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường EU thuộc loại nhanh nhất thế giới. Nhìn chung chính sách của EU đã được điều chỉnh theo hướng: (1) tạo thuận lợi và gây sức ép để Trung Quốc tuân thủ, thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. (2) Củng cố quan hệ với Trung Quốc và cung cấp các hỗ trợ cụ thể để Trung Quốc thực hiện các lộ trình tự đo hoá thương mại và đảm bảo tốt các quy định khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU; (3) Tập trung hơn tới các cuộc đối thoại về chính sách thương mại với Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết tốt hơn giữa hai phía.
2.2.3. Chính sách Thương mại Chung EU trong quan hệ với các nước đang phát triển.
2.2.3.1 Quan hệ thương mại giữa EU và các nước đang phái triển.
Trong những năm gần đây, quá trình tự đo hoá thương mại đã được thúc đẩy manh mẽ trên quy mô toàn cầu với tâm điểm là vòng đàm phán Doha và những biến chuyển tích cực trong từng giai đoạn phát triển của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Thực tế này đã được thấy rõ qua quan hệ thương mại của EU với khối các nước phát triển mà chủ yếu là các quốc gia Châu Phi, Mỹ La- tinh và ASEAN. Kim ngạch thương mại của các nhóm nước đang phát triển xuất khẩu vào EU đều tăng trưởng tốt và đem lại thặng dư đáng kể cho các nước này. Riêng đối với Việt Nam, EU đã nhanh chóng trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất và thặng dư thương mại của Việt Nam đã liên tục gia tăng từ 2,9 tỷ euro năm 2001 lên 4,4 tỷ euro năm 2006 (Số liệu của Eurostat)
2.2.3.2. Điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung đối với các nước đang phátt triển
Những điều chỉnh chính sách thương mại của EU luôn được các nước đang phát triển theo dõi sát sao. Nhìn chung, các điều chỉnh chính sách quan trọng nhất của EU đều liên quan tới vấn đề ưu đãi trong quan hệ thương mại với các nước đang phát triển. Cụ thể, các ưu đãi thương mại này liên quan tới Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập - GSP (bao gồm cả sáng kiến EBA - mọi thứ trừ vũ khí) và Thoả ước Cotonou. Ngoài ra, EU cũng có chính sách riêng đối với các nước Trung và Đông Âu trước khi họ gia nhập EU (coi họ là các nước đang phát triển “đặc biệt” khi thực hiện chính sách thương mại) và quá trình điều chỉnh chính sách với nhóm nước này được thực hiện theo các Thoả ước Châu Âu2. Mục tiêu của các Thoả ước Châu Âu này là từng bước phát triển và xây dựng quan hệ thương mại gắn bó giữa các quốc gia Châu Âu và tiến tới thành ỉập các Khu vực THương mại Tư do (FTA) giữa EU và các nước đối tác Trung & Đông Âu.
.CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
3.1. Đánh giá về Chính sách Thương mại Nội khối.
3.1.1. Những thành tựu của Chínk sách Thương mại Nội khối.
Chính sách đã có nhiều đóng góp quan trọng bao gồm: (1) Môi trường kinh doanh ở EU đã cải thiện đáng kể từ khi quy định về thị trường chung giữa các nước thành viên chính thức có hiệu lực. (2) Hiệu quả của nền kinh tế EU tăng lên rõ rệt. Các rào cản thương mại nội khối được loại bỏ góp phần làm cho chất lượng hàng hoá và tính cạnh tranh giữa các nước thành viên tăng lên. (3) Người dân sinh sống ở Liên minh Châu Âu đã được hưởng lợi từ thành quả thực thi Chính sách Thương mại Nội khối. (4) Chính sách Thương mại Nội khối tác động tốt tới các chính sách kinh tế vĩ mô của EU, giúp nền kinh tế EU phát triển tốt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.(5) các doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách thị trường nội khối EU và cải thiện được thị phần, tăng khả năng cạnh tranh.
3.1.2. Một số tồn tại của Chính sách Thương mại Nội khối.
Những tồn tại chủ yếu cho việc thực thi Chính sách Thương mại Nội khối trong bối cảnh phát triển mới bao gồm: (1) Mặc dù trong thời kỳ đầu, việc thực thi Chính sách Thương mại Nội khối đã góp phần tạo dựng được thị trường chung Châu Âu và đóng góp vào quá trình tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng nhưng các lợi thế này đang có xu hướng giảm dần. (2) vẫn cỏn trở ngại trong thực hiện lưu chuyển dòng vốn giữa các nước thành viên EU. (3) Khả năng cạnh tranh của lĩnh vực dịch vụ tại thị trường chung EU vẫn còn hạn chế; (4) Khi EU mở rộng đồng thời cũng làm phát sinh nhiều khó khăn khi thực hiện Chính sách Thương mại Nội khối đối với các thành viên mới; (5) Quá trình “nội luật hoá” các chính sách về thương mại nội khối của Liên minh Châu Âu vào các nước thành viên đạt hiệu quả chưa cao. (6) Liên minh Châu Âu tiếp tục phải đương đầu với quá trình toàn cầu hóa và những thách thức mới về phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh mới.
3.2. Đánh giá về Chính sách Thương mại Chung EU.
Quá trình điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung của Liên Minh Châu Âu đang diễn ra mạnh mẽ. Các nguyên tắc thương mại luôn mang tính đa phương nhưng hoạt động thương mại bản thân nó lại mang tính chất song phương - tức là quan hệ giữa người bán và người mua, giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Đây cũng là lý do giải thích vì sao trong quá trình thực thi và điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung, EU không chỉ tham gia vào các vòng đàrn phán cùa WTO mà đồng thời còn phát triển một mạng lưới các thoả ước thương mại song phương với từng đối tác cụ thể là các quốc gia hoặc tổ chức khu vực trên toàn thế giới.
- Quan hệ Thương mại của EU với các đối tác bên ngoài bao gồm quan hệ đa phương thông qua WTO, các thoả ước song phương và ở cấp độ cao hơn là các Hiệp định Hợp tác và Đối tác mà EU đang đàm phán và ký kết với nhiều quốc gia.
- Trong khi các đối tác thương mại chủ chốt có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động thương mại của toàn khối EU nhưng EU lại không có các hiệp định thương mại song phương cụ thể với các đối tác lớn này. Trong trường hợp này, EU coi trong khuôn khổ của WTO và chỉ có các thoả thuận, trong từng lĩnh vực riêng biệt của các nước đối tác chủ chốt.
- Đặc trưng nổi bật trong chính sách thương mại của EU còn thể hiện: hết sức cởi mở, thông thoáng và tự do trong nội khối, đồng thời có Chính sách Thương mại Chung trong quan hệ với bên ngoài với Uỷ ban Châu Âu là thể chế thực hiện chủ chốt.
- Điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung EU hiện nay theo xu hướng tự do hoá thương mại, giảm bảo hộ. Đâv là yêu cầu của quá trình toàn cầu hoá và xu thế phát triển chung của thương mại thế giới. Tuy nhiên hàng rào thuế quan của họ đánh vào hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển vẫn rất cao, chẳng hạn như nông sản, thuỷ sản dệt may v.v. và chính sách này gây ra nhiều bất đồng trong Vòng đàm phán Doha về tự do hoá thương mại.
- Điều chỉnh chính sách thương mại của EU được ưu tiên quan hệ với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nga... Có thể nói EU và các đối tác này chiếm vị trí hết sức quan trong trong thương mại toàn cầu và sự điều chỉnh chính sách thương mại của các đối tác này ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu thế phát triển của thương mại thế giới.
- Điều chỉnh chính sách thương mại của EU với các nước Đang phát triển thể hiện mối quan hệ giữa xu thế ưu đãi thương mại và tiến tới sự bình đẳng cùng có lợi trong thương mại hai bên. Trước mẳt, ưu đãi vẫn được đảm bảo nhưng xu thế tất yếu là phải đảm bảo công bằng, hai bên cùng có lợi.
- Chính sách thương mại của EU với các nước ASEAN và Việt Nam đang được điều chỉnh theo hướng quan tâm đến sự phát triển thương mại hai phía theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và hai bên cùng có lợi. Tuy ASEAN không phải là đối tác thương mại lớn của EU nhưng ngày nay đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn của EU mà minh chứng là việc EU công bố văn bản “Châu Âu và Châu Á - một khuôn khổ chiến lược cho sự gia tăng quan hệ đối tác”. Đây được coi như là sự điều chỉnh chiến lược mới của EU đối với Châu Á
3.3. Việt Nam và vấn đề điều chỉnh Chính sách Thương mại Chung EU đối với các nước đang phát triển.
* Về trao đổi thương mại giữa EU và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam:
Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa EU và các nước đang phát triển cho thấy trao đổi thương mại hai chiều đang thực sự gia tăng với cán cân thương mại luôn có lợi cho các nước đang phát triển. Điều này có được là do Chính sách Thương mại Chung EU đã tạo ra được những ưu đãi thuế quan cần thiết góp phần nâng cao trình độ phát triển cho các đối tác thương mại này. vấn đề quan trọng hơn là các nước đang phát triến phải theo dõi sát mỗi động thái điều chỉnh chính sách của EU để có thay đổi phủ hợp, từ đó duy trì những lợi ích thương mại có được trong quan hệ với EU.
* Về những điều chỉnh của Chính sách Thương mại Chung EU đối với các nước đang phát triển và Việt Nam.
- EU coi hoạt động thương mại là một trong những công cụ hiệu quả nhất để phát triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm này cũng được chia sẻ do trong quá trình phát triển kinh tế, vấn đề thị trường tiêu thụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của họ
- Những nội dung chủ yếu của chính sách thương mại EU trong quan hệ với các nước đang phát triển vẫn là các ưu đãi thương mại mà họ đề ra cho các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, các ưu đãi thương mại Việt Nam có được trong quan hệ với EU đã được đảm bảo trong một thời gian dài kể từ khi hai phía ký kết Hiệp định Khung về hợp tác song phương năm 1995. Cơ chế ưu đãi về Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cùng chế đội Tối huệ quốc là những ưu đãi quan trọng nhất mà Việt Nam có được.
- Đến nay, khi Chính sách Thương mại Chung của EU được điều chỉnh thì các vấn đề ưu đãi liên quan cũng sẽ phải điều chỉnh theo. Cũng từ nguyên nhân này mà Việt Nam ngay trong năm 2007 đã phải khởi động vòng đàm phán tiếp theo với EU về Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA) thay thế cho Hiệp định Khung đã trở nên lỗi thời. Những sửa đổi mới này chắc chắn sẽ tạo ra thách ĩhức không nhỏ cho quan hệ thương mại Việt Nam - EU.
- Mặc dù về tổng thể, các tác dụng của ưu đãi thương mại EU đối với các nước đang phát triển là rất tích cực nhưng hiện nay vẫn có không ít ý kiến cho rằng thực chất Chính sách Thương mại Chung EU và những ưu đãi mà nó đưa ra vẫn chỉ mang tính phô trương trên danh nghĩa. Đối với Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển nhận được nhiều sự chú ý của EU thì các điều kiện ràng buộc gắn với ưu đãi thương mại cũng thường xuyên được EU đưa ra. Nói chung, các sức ép của EU về chính trị, về nhân quyền cùng các điều kiện “ngoài lề” đối với Việt Nam không dễ đáp ứng và đây là những điểm mà Việt Nam phải thích nghi để có những sửa đổi cho phù họp với nội dung mới của chính sách EU.
- Trong tương lai, việc các ưu đãi bị giảm bớt là không thể tránh được và đòi hỏi các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động thương mại để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các chính sách thương mại của EU.
- Với việc EU điều chỉnh chính sách thương mại thì Việt Nam cũng phải có điều chỉnh tương ứng nhằm tăng cường hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường EU.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phát triển mới với những biến động mạnh mẽ. Liên Minh Châu Âu với tư cách là một trong những đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất trong khi hội nhập với các xu hướng phát triển mới cũng đã thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách và tận dụng các cơ hội để phát triển. Từ đó có thể thấy rằng sự điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và Chính sách Thương mại nói riêng của Liên Minh Châu Âu là mang tính tất yếu, hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của bối cảnh mới. về phía các đối tác của khối liên kết EU thì trong mọi trường họp luôn phải nhìn nhận sự điều chỉnh này dưới hai góc độ: điều chỉnh trong nội bộ khối EU và điều chỉnh chính sách của EU đối với bên ngoài.
Do vậy, bài học cần rút ra là luôn đảm bảo được sự hài hoà trong nghiên cứu điều chỉnh chính sách thương mại bên trong cũng như bên ngoài. Các động thái điều chỉnh này một mặt là để thích nghi với bối cảnh mới nhưng mặt khác cũng chính các điều chỉnh này lại tạo ra nhiều biến động hon nữa cho môi trường kinh tế - thương mại quốc tế. Đây là yếu tố khiến sự điều chỉnh chính sách của EU trở nên hết sức quan trọng và các đối tác bên ngoài cần thương xuyên theo dõi sát sao với những phản hồi liên tục trong khuôn khổ song phương, đa phương để từ đó góp phần tạo ra sự minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các mối quan hệ thương mại toàn cầu.
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trích dẫn theo báo cáo: Global Europe competing in the world. External Trade
2 Communication of the European Commission, 2007
3 Các Thoả ước Châu Âu (Europe Agreements) được ký kết giữa EU và từng quốc gia Trung & Đông Âu