Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở Việt Nam

Đối tác trong nước

ĐTĐL2009G/33

Nguyễn Đình Hương GS.TS.

Bộ Khoa học và Công nghệ

... - 2010

Kinh tế học

Cơ cấu kinh tế, Phát triển bền vững

29 trang

Phòng Lưu trữ - Văn phòng Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

HS: 13/KH/2010

Giới thiệu nội dung:


 

1. Lời mở đầu

Là một nước chuyển đổi, kém phát triển, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cấp làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu ở các nước kém phát triển. Trong trường hợp của Việt Nam, đòi hòi này càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã là một thách thức lớn đối vói nền kinh tế Việt Nam. Quá trình chuyển đổi lại diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế gia tăng buộc Việt Nam phải tiến hành song song quá trình chuyển đổi tự do hóa khu vực kinh tế trong nước và tự do hóa khu vực kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu thành công quá trình điều chỉnh cơ cấu để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam sẽ giúp chính phủ có một kế hoạch chủ động trong việc xây dựng chiến lược công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Sau tiến trình chuẩn bị và đàm phán hơn 11 năm, ngày 07/11/2006, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức kết nạp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Tổ chức này. Do đòi hỏi giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế và theo các điều kiện yêu cầu để Việt Nam có thể gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt đầu quá trình cải cách kinh tế từ năm 1986. Quá trình này tập trung vào cải cách cơ chế quản lý kinh tế theo thị trường; tái cơ cấu để xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần; cải cách hành chính, tiền tệ và tài chính; và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.

Để có thể duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập WTO, Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu để khắc phục các mất cân đối kinh tế vĩ mô và giải quyết tình trạng thắt cổ chai do yếu kém về cơ sở hạ tầng, khung khổ pháp lý, và trình độ quản lý kinh tế gây ra. Tiếp tục tái điều chỉnh cơ cấu theo hướng trao quyền độc lập cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tài chính - tiền tệ, hoàn thiện chính sách ngoại hối và thanh toán theo khuynh hướng hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư và chính sách công nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ dần dần cơ chế hỗ trợ và kiểm soát giá cả thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do hóa thương mại và đầu tư.

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, công cuộc cải cách kinh tế theo thị trường tiếp tục được đẩy mạnh. Phát triển kinh tế dựa trên cạnh tranh thị trường có thể dẫn tới mất cân đối kinh tế lớn đặc biệt là các vấn đề liên quan tới xã hội và môi trường. Chính vì thế, việc nghiên cứu "Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phát triển bền vững ở Việt Nam" là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững;

- Phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và tác động của hệ thống chính sách điều chỉnh kinh tế đến chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững;

- Kiến nghị các quan điểm, chính sách, lộ trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hưóng hiện đại và phát triển bền vững.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chính sách và thể chế điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và có nhiều cách hiểu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Khi nói tới điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đề tài tập trung vào hệ thống chính sách và thể chế liên quan tới các mất cân đối kinh tế vĩ mô là trọng tâm cùa các gợi ý chính sách của Ngân hàng Thế giới và Qụỹ Tiền tệ Quốc tế cho các nước trên thế giới trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế để cân đối các chi tiêu kinh tế vĩ mô, nhằm bình ổn nền kinh tế và phát triển theo hướng phát triển bền vững và hiện đại.

Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả chuyển dịch cơ cấu sau 25 năm đổi mới từ 1986-2010 và thực tiễn diễn biến kinh tế vĩ mô trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2006-2010. Ở giai đoạn 2006-2010, đề tài tập trung vào các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái và các mất cân đối kinh tế vĩ mô đe dọa sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế.

Là đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, đề tài áp dụng các phương pháp truyền thống, như sử dụng các phương pháp .nghiên cứu so sánh, phân tích, dự báo kinh tế, logic với lịch sử để làm sáng tỏ vấn đề trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu đã công bố trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng nguồn lực và chính sách phát triển bền vững, đề tài tổ chức khảo sát và phỏng vấn xã hội học những vấn đề có liên quan và phỏng vấn các nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý kinh tế-xã hội Trung ương và địa phương, các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp và người lao động theo các mục tiêu nghiên cứu.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới về điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Chương 2: Đánh giá hệ thống chính sách điều chỉnh cơ cấu và phát triển kinh tế ở việt nam trong thời kỳ đổi mới

Chương 3: Đổi mới hệ thống chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở việt nam

 

 

 

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Phát triển kinh tế bền vững và theo hướng hiện đại

Khái niệm về sự phát triển là một khái niệm rất rộng. Nhìn chung, phát triển bao gồm việc không ngừng nâng cao chất lượng sống trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Với ý nghĩa như vậy, quá trình phát triển liên quan tới việc phát triển của con người trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Trong phạm vi thảo luận của đề tài này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một khía cạnh đó là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chứng ta sẽ không giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một phạm vi hẹp liên quan tới tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, mà sẽ nghiên cứu một khái niệm rộng hơn, phát triển kinh tế, với ý nghĩa là một quá trình tăng trưởng lâu dài, ổn định, bền vững, công bằng và dân chủ.

Nhìn chung, các trường phái kinh tế khác nhau có thể khác nhau về phương pháp tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới đều thừa nhận vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế và phát triển thông qua việc cung cấp các hàng hoá công cộng, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường, kích thích tiết kiệm và đầu tư, nâng cao mức sống, giảm bớt sự mất công bằng.

Vai trò của nền kinh tế trí thức trong phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại được khẳng định từ khi kinh tế trí thức manh nha xuất hiện đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter Drucker. Trong những năm qua kinh tế trí thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Theo Ngân hàng Thế giới thì kinh tế trí thức “Là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn trí thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng.”

2. Một số vấn đề về phát triển kinh tế và điều chỉnh cơ cấu

Từ lâu giữa các nhà kinh tế đã tồn tại một sự thống nhất, được biết đến với tên gọi “Thống nhất Washington”1. Trong số những nhà hoạch định chính sách ủng hộ sự thống nhất này có Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các nhà kinh tế ủng hộ sự thống nhất này đều nhất trí sử dụng một số công cụ chính sách để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua các chương trình ổn định hoá, và điều chỉnh cơ cấu (stabilisation and adjustment programmes) nhằm tư nhân hoá, tự do hoá thương mại, duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, hạn chế thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.

Các nhà kinh tế ủng hộ "Thống nhất Washỉngton" nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng trong phát triển kinh tế, mà bỏ qua các yếu tố phát triển nguồn nhân lực để phát triển bền vững và đảm bảo công bằng xã hội lâu dài. Họ yêu cầu chính phủ thi hành chính sách tài chính và tiền tệ thắt chặt, thực hiện chính sách khắc khổ để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính về lạm phát và thâm hụt ngân sách do Quĩ tiền tệ quốc tế đặt ra. Chính sách này đã làm cho nguồn nhân lực của nhiều nước bị suy thoái nghiêm trọng cộng vớỉ bất bình .đẳng trong xã hội gia tăng do tốc độ tư nhân hoá và tự do hoá thương mại diễn ra quá nhanh.

Để khắc phục những khiếm khuyết của “Thống nhất Washington, hiện nay, các nhà kinh tế đã đi tới một thống nhất mới, được biết tới với tên gọi là “Thống nhất hậu Washington”. Theo “Thống nhất hậu Washington”, khái niệm phát triển kinh tế đã được xác định rộng hơn không chỉ bao gồm tăng trưởng ngắn hạn mà bao gồm cả phát triển lâu dài, ổn định, bền vững, công bằng và dân chủ. Nhà nước không chỉ giới hạn tới các mục tiêu tăng trường ngắn hạn mà còn mong muốn duy trì phát triển lâu dài, ổn định và bền vững thông qua nâng cao đời sống về mặt sức khoẻ và giáo dục, và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường chứ không chỉ tăng trường GDP. Đồng thời họ cũng mong muốn cố một sự phát triển bình đẳng, nghĩa là đảm bảo tất cả mọi người đều được hưỏng thành quả của sự phát triển. Và cuối cùng, họ mong muốn quá trình phát triển là một quá trình dân chủ, nghĩa là tạo điều kiện để tất cả mọi ngưòi có thể tham gia vào quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ bằng nhiều con đường khác nhau2.

Khi nghiên cứu những đặc trưng của các nước đang phát triển nêu trên và các tài liệu phát triển liên quan, chúng ta có thể nhận thấy một vài nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình phát triển mà chính sách đầu tư Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu cần phải tính đến khi thiết lập các chiến lược dài hạn và chương trình hành động ngắn hạn.

Sự phân tích chính xác vai trò chính sách đầu tư Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu, hướng tới một chiến lược phát triển cụ thể đòi hỏi phải sử dụng các mô hình kinh tế lượng cụ thể dành riêng cho các nước đang phát triển. Mô hình kinh tế lượng áp dụng cho các nước phát triển thường chẳng có ích gì. Hơn nữa, do thiếu dữ liệu có hệ thống, các kết quả định lượng về tác động của các chính sách khác nhau không có tác dụng thực tiễn. Vì thế, các nỗ lực sử dụng thực nghiệm thống kê để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế thường không đem lại kết quả có ý nghĩa. Dưới đây chúng ta chỉ liệt kê các yếu tố cơ bản có vẻ ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những nhân tố này bao gồm:

Sự hình thành vốn: Tỷ lệ tiềm năng của việc hình thành vốn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập (S/Y) tại điểm toàn dụng nhân công, hỗ trợ nước ngoài và đầu tư. Mức thực tế, hay mức đầu tư mong muốn không thể vượt quá mức tiềm năng, và là một hàm số phụ thuộc vào thu nhập hiện tại (present value) của khoản đầu tư thêm, rủi ro liên quan tới đầu tư, và khả năng huy động nguồn tiền mặt của người muốn đầu tư. Xem xét về tình hình kinh tế hiện tại ở các nước đang phát triển, việc hình thành nguồn vốn căng thẳng hơn vấn đề ở các nước phát triển nơi nguồn vốn khá dư thừa.

Chính phủ có thể tiết kiệm từ các hoạt động thường xuyên để tăng tỷ lệ vốn sử dụng cho đầu tư công cộng nhằm thúc đẩy mức hình thành vốn. Chính phủ có thể chi cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống giao thông và thông tin có thể làm tăng tỷ lệ hoàn vốn biên và khuyến khích các nhà đầu tư giữ được nhiều lợi nhuận để tái đầu tư nhiều hơn là phân bổ nguồn thu nhập để tiêu dùng.

Tỷ lệ gia tăng vốn sản lượng (ICOR): Đây là tỷ lệ một đơn vị vốn tăng thêm cần thiết để sản xuất thêm một đơn vị đầu ra trong một khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế tỷ lệ này được tính toán thô trên cơ sở tổng nguồn vốn đầu tư vào thời điểm đầu năm và sự khác nhau giữa tổng GDP của năm này so với năm trước. Tỷ số ICOR càng thấp, thì lượng đầu ra tăng thêm trên một đơn vị đầu tư tăng thêm càng cao và tốc độ tăng sản lượng so với một mức đầu tư nhất định càng cao.

Việc đầu tư vào nguồn lực con người của chính phủ (khuyến khích dịch vụ sức khoẻ, và dịch vụ giáo dục) và trang bị kỹ thuật cao để nâng cao năng suất của nền kinh tế và vì thế làm giảm ICOR là nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù phát triển cơ sở hạ tầng thì có ít lợi nhuận trong ngắn hạn, nếu không muốn nói là không, phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố chính để nâng cao hiệu quả trong dài hạn.

Tăng trưởng lực lượng lao động: tăng trưởng lực lượng lao động được xác định bằng việc tăng cả chất lượng và số lượng của lực lượng lao động. Các nước đang phát triển đông dân coi trọng việc tăng chất lượng hơn số lượng. Việc tăng số lượng công nhân nghĩa là đầu ra cần được phân chia thành nhiều phần hơn. Thiếu sự chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ giáo dục, tăng mức bất bình đẳng, công tác xoá đói giảm nghèo không hiệu quả làm suy thoái chất lượng của lực lượng lao động.

Điều chỉnh cơ cấu nhằm phát triển nguồn nhân lực là yếu tố chính dẫn đến thành công của các nước phát triển bởi chỉ có lực Ịượng lao động mạnh thì có thể đối mặt với nền kinh tế thế giới cạnh tranh trong tương lai. Sự không chú ỷ đến lĩnh vực này sẽ làm suy thoái lực lượng lao động và kết quả những nước này là không đủ trình độ để duy trì sự phát triển. Việc chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực sức khoẻ và giáo dục là hành động đúng đắn sẽ chứng tỏ tính chính xác trong tương lai, do đó việc chi tiêu giáo dục và sức khoẻ cần được đưa vào trong chương trình đầu tư công cộng.

Khả năng nhập khẩu: Các nước đang phát triển thường không thể sản xuất những thiết bị sản xuất phức tạp và thường lệ thuộc vào các nguồn ngoại hối sẵn có. Đáng tiếc là các nguồn ngoại hối này lại phụ thuộc vào việc xuất khẩu, vay nợ nước ngoài và nguồn tài trợ trong khi khuynh hướng nhập khẩu hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Chính sách điều chỉnh cơ cấu có thể tăng cao khả năng nhập khẩu bằng nhiều con đường khác nhau. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng việc chỉ một khoản tiền nhất định của Chính phủ là một ví dụ. Tiếp tục chính sách thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp tốt để giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Củng cố cơ sở hạ tầng cũng sẽ giúp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn, để có thể giảm sự thiếu hụt cán cân thanh toán trực tiếp.

Thay đổi công nghệ: Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất, tiếp đến là ICOR. Tỷ lệ thay đổi công nghệ phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu, nhưng quan trọng hơn là có thể tăng khả năng nhập khẩu thiết bị công nghệ cao.

Công nghệ là một loại hàng hoá công cộng. Nếu công nghệ được phát triển bởi Chính phủ, nó sẽ không bị điều chỉnh bởi quyền sở hữu trí tuệ, và tất cả mọi người đều có thể sử dụng mà không làm giảm lợi ích của người khác (không có sự cạnh tranh-nomivaliy) và không ai bị loại trừ ra khỏi việc sử dụng công nghệ (không bị loại trừ-nonexcludable). Đối với trang thiết bị sản xuất phức tạp ngoài năng lực của khu vực tư nhân, Chính phủ có thể đầu tư cho chính họ, hoạt động trong một thời gian và sau đó chuyển giao cho khu vực tư nhân. Chính phủ có thể tiến hành các chương trình khác nhau để hễ trợ khu vực tư nhân củng cố năng lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Các nước đang phát triển tự mình có thể phát triển một vài loại công nghệ của họ. Ví dụ như, trong lĩnh vực nông nghiệp với tỷ lệ lớn dân số lớn trong lĩnh vực này chính phủ có thể giúp đỡ tăng nhiều vụ mùa và vật nuôi mới qua các thí nghiệm về khí hậu của mình và đỉều kiện sinh thái.

Môi trường: Bảo vệ môi trường bao gồm vẻ đẹp tự nhiên, sinh thái học và nguồn tự nhiên thực sự quan trọng cho một sự phát triển bền vững. Nhiều nước thì thường bỏ qua không quan tâm đến vấn đề này họ thường đánh giá thấp chi phí huỷ hoại môi trường coi nó không quá quan trọng trong ngắn hạn, nhưng những nước không ý thức được điều này sẽ phải trả một giá đắt trong tương lai.

Tăng chi tiêu của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững ở những nước này. Sự khai thác đúng đắn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng kỹ thuật sản xuất lành mạnh, hàng hoá sạch phù hợp vói môỉ trường là điều mà Chính phủ cần theo đuổi. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần phải được kiểm soát. Những tài nguyên có thể phục hồi (như đất, rừng và nghề cá) cần được khai thác cẩn thận để đảm bảo quá trình khôi phục lại. Các tài nguyên không thể tái tạo lại được (như mỏ than, lĩnh vực dầu, và các nguồn khoáng sản khác) cần được khai thác ở mức độ vừa phải, các nước đang phát triển thường xuất khẩu những tài nguyên có giá trị dưới dạng nguyên liệu thô với giá rất thấp. Phát triển trong tương lai sẽ cho phép họ xuất khẩu những sản phẩm bán thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng từ những nguồn khoáng sản này.

Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách mất công bằng: Việc phát triển cần đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống trong đại đa số dân số. Tất cả mọi người đều có quyền hưởng những thành quả của sự phát triển. Nhu cầu cơ bản (như nhà ở, giáo dục và y tế) cần phải được dành cho người nghèo. Việc cung cấp nhũng dịch vụ này cho người nghèo có thể hướng một phần tiền đáng kể để sử dụng cho việc đầu tư khác. Tuy nhiên vóỉ nội dung chính sách quốc tế hiện nay, thì đây là một hành động quan trọng của Chính phủ nhằm tới mục tiêu phát triển lành mạnh. Giảm khoảng cách mất công bằng cũng là một mục tiêu quan trọng của cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, Chính phủ cũng cần chú ý hỗ trợ cho người nghèo bằng việc cung cấp nhà ở, giáo dục và y tế là việc đầu tư cho tương lai.

Ổn định kinh tế vĩ mô: Việc ổn định các biến số kinh tế vĩ mô là rất quan trọng cho các nước để giữ được tốc độ tăng trưởng, giảm chu kỳ khủng hoảng kinh tế và giữ vòng quay kinh doanh cho giai đoạn phát triển dài. Ổn định kinh tế vĩ mô làm thuận tiện công việc của toàn bộ nền kinh tế. Việc quản lý chi tiêu công đúng đắn sẽ giữ được sự ổn định kỉnh tế vĩ mô và ngược lại sự ẩn định kinh tế vĩ mô lại tạo điều kiện thành công cho công tác quản lý chi tiêu công.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

1. Tổng quan về quá trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trong 25 năm đổi mới bắt đầu từ sau Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI năm 1986, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Xuất phát điểm là một nước kém phát triển, lạc hậu, vừa thoát qua khỏi chiến tranh vói một nền kinh tế mệnh lệnh có cơ cấu ngành mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất không đáp ứng được tiêu dùng, nền kinh tế thường xuyên rơi vào khủng hoảng, về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng và đạt được mức độ tăng trưởng cao tương đối ổn định trong một thời gian đài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ổn định, bình quân đạt 7% năm.

Trước năm 1986, Việt Nam là một nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dừng được quyết định trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch mang tính pháp lệnh thống nhất từ trung ương tới địa phương. Quá trình đổi mới kinh tế bắt đầu từ cuối năm 1986 đã tạo ra sự chuyển dịch dần dần từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Quyền sờ hữu dần dần được hình thành và sở hữu tư nhân đối với các yếu tố sản xuất được công nhận, điều này mở ra con đường cho tất cả lĩnh vực kinh tế (cả tư nhân và Nhà nước) tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.

Sau 25 năm đổi mới kể từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Chính sách kinh tế đã được chuyển dịch từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu và đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch dần từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu sang một nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ dựa trên các tiến bộ khoa học và công nghệ của thế giới. Sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền đã được điều chỉnh dần. Nền kinh tế Việt Nam đã dần điều chỉnh theo hướng phát triển hiện đại vói tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm dần.

2. Đánh giá các bất ổn kinh tế vĩ mô từ 2006 và sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Trong 25 năm đổi mới và mở cửa kinh tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt trên 20% là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ táng trưởng cao trong một thời gian dài đạt mức trung bình khoảng 7%/năm. Khác với một số nước ASEAN như Xingapo, Malayxia, Thái Lan đã trải qua thời kỳ tích tụ tư bản nhằm tạo lập vốn, Việt Nam đang ở giai đoạn nước rút nhằm tạo lập vốn cho nền kinh tế với tốc độ đầu tư không ngừng tăng lên. Nếu năm 1990, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế trong GDP là 12,6%/năm, thì năm 1995 đặt 27,1% GDP, năm 2000 đạt 29,6% GDP, năm 2005 đạt 35,6% GDP, và kỷ lục đạt 41,7% GDP năm 2007 (Xem bảng 2.5). Chính vì vậy, trước khi Việt Nam có thể chuyển sang giai đoạn xuất siêu như các nước đi trước, chúng ta không thể không trải qua thời kỳ tích lũy vốn, thu  hút đầu tư trong và ngoài nước kèm theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Vì vậy, trong giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm, vẫn duy trì ở mức cao, trung bình đạt 19,2%. Thâm hụt thương mại trong giai đoạn tnrớc 2007 chủ yếu được bù đắp bởi thặng dư hạng mục vốn trên cán cân thanh toán quốc tế nhờ tăng trưởng đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Kề từ năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gây sức ép làm phá giá tiền đồng.

Nếu lấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP làm thước đo về mức độ hội nhập và phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thế giới, thì Việt Nam là một trong những nước có mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao nhất so với các nước trong ASEAN cũng như trên thế giói. Nếu như năm 1990, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với GDP là 36%, thì đến năm 2010 con số này là 78,8% GDP. Cũng trong thời kỳ này tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam so với GDP tăng lên từ 45,3% lên 80,1% GDP. So với các nước ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nước có mức độ hội nhập và phụ thuộc của nền kinh tế thế giới đo bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức cao nhất, tăng từ 97% GDP năm 1998 lên 150% năm 2010 với tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh nhất so với các nước trong khu vực như Inđônêxia, Philippin, Thái Lan và Trung Quốc.

Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, trong năm 2010, năm thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc đã chiếm tới 71% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may và các sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN là dầu thô và gạo; vào Nhật Bản là dầu thô; vào Trung Quốc là cao su. Trong những năm tới, thị trường các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Thị trường nhập khẩu của Việt Nam cũng tập trung cao ở các thị trường chính như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các thị trường này chiếm tói 65% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN là xăng dầu các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu; từ Trung Quốc là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, và vải; từ Hàn Quốc và Nhật Bàn là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép. Trong thương mại nội vùng, năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam còn kém hơn rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh. So sánh về quy mô, Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu với các nước ASEAN và Trung Quốc. Hơn nữa, hàm lượng giá tri sản xuất gia tăng trong hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc cao hơn hẳn so với hàng hóa chứng ta xuất khẩu sang ASEAN và Trung Quốc. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất .Nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ, khai thác tối đa chuỗi giá trị toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu ở Việt Nam.

Trong năm 2010, dưới áp lực của cán cân thanh toán diễn biến bất lợi trong giai đoạn 2008-2010, dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới áp lực phá giá nội tệ. Trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản nâng giá nội tệ lên mức tương ứng là 9.7%, 4,4% và 9,5% và vẫn duy trì thặng dư thương mại, Việt Nam đã phá giá tiền đồng 5,5%. Hệ quả là, tiền đồng Việt Nam đã mất giá gần 10% so với Nhân dân tệ và mất giá hơn 15% so với Yên Nhật Bản. Mặc dù vậy, cán cân thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn không được cải thiện.

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ các nước trong khu vực. Do phần lớn hàng hóa nhập khẩu là đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khi giá cả các mặt hàng hóa này tăng lên, Việt Nam vẫn buộc phải sử dụng dẫn đến đẩy chi phí đầu vào trong nước làm tăng giá hàng trong nước và hàng xuất khẩu. Tình trạng nhập khẩu lạm phát được thể hiện rõ nét qua nghiên cứu biến động chỉ số giá cả hàng hóa nhập khẩu trong năm 2010.

3. Yêu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mất cân đối kinh tế vĩ mô nghiêm trọng. Đắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90, những tác động tích cực của chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng mở cửa nền kinh tế đã giải phóng sức lao động, làm cho lực lượng sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực. Sau 25 năm đổi mới và mở cửa kinh tế, về cơ bản Việt Nam đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước thiết lập các cân bằng kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế Việt Nam đã dịch chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm 40,5% năm 1991 sang nền kinh tế với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng 79,1% vào năm 2009. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7%/năm, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, các cân đối kinh tế vĩ mô cùa Việt Nam vẫn tiềm chứa nhiều rủi ro.

Trong mô hình tổng cầu của Keynes cho một nền kinh tế mở, tổng sản lượng của một nền kinh tế, Y, được xác đmh trên cơ sở lấy tổng tiêu dùng tư nhân trong nước, C, cộng với chi đầu tư, /, cộng chi tiêu của chính phủ, G, cộng xuất khẩu ròng, được đo bằng xuất khẩu, X, trừ đi nhập khẩu, M, chúng ta có: Y = C + I + G+ X-M. Bên cạnh đó, tổng sản lượng của một nền kinh tế, Y, sau khi được trừ đi thuế, T, sẽ được phân bổ giữa tiết kiệm, S, và tiêu dùng, C, của khu vực tư nhân: Y - T =C + S hay Y = C + S + T. Biến đổi công thức tổng cầu ta có:C + S+T = C + I+G+ X-M hay S-I + T-G = X-M. Như vậy, chúng ta có tổng thặng dư giữa tiết kiệm và đầu tư và thặng dư giữa thu và chi của chính phủ luôn cân bằng với thặng dư giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Hoặc ngược lại, tổng thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư và thâm hụt giữa thu và chi của chính phủ luôn cân bằng với thâm hụt thương mại. Nói một cách khác, thặng dư tiết kiệm trong nước bao gồm cả tiết kiệm của chính phủ sẽ được đo bằng xuất khẩu ròng, là phần dự trữ của một nước để tiêu dùng trong tương lai hoặc để thanh toán nợ trong quá khứ. Thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, và thâm hụt ngân sách chính phủ dẫn đến thâm hụt thương mại, là khoản một nước chi dùng trước của cải do nước khác tạo ra. Khoản này sẽ được thanh toán bằng số tiền tiết kiệm trong quá khứ hay sẽ phải sản xuất nhiều hơn để trả nợ trong tương lai.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tích tụ và tạo lập vốn cho nền kinh tế nên tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế trong GDP tăng nhanh từ 14,4% GDP

năm 1990, lên 27,1% GDP năm 1995, 29,6% GDP năm 2000, 35,6% GDP năm 2005, đạt kỷ lục 41,7% GDP năm 2007, và 38,1% năm 2009 (Xem Bảng 2.6). Trong khi đó, tiết kiệm trong nước vẫn ở mức thấp, 2,9% vào năm 1990, tăng lên 27,2% năm 2009, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại vẫn là vấn đề cố hữu của nền kinh tế trong 25 năm qua. Cho đến năm 2007, kiều hối, vay nợ và đầu tư nước ngoài đã giúp bù đắp phần lớn thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, giữ cho cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam luôn dương và dự trữ ngoại hối tăng ổn định. Trong giai đoạn này, mặc dù thâm hụt ngân sách chính phủ luôn ở mức dưới 5-5,5%, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn ở mức cao, từ 3 tỷ USD năm 2002 lên 14,6 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, nhờ kiều hối và đầu tư trực tiếp, gián tiếp tăng mạnh trong khoảng thời gian trước, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam vẫn thặng dư đạt 1 tỷ USD năm 2002, tăng nhanh lên tới 14,4 tỷ USD năm 2007.

Bảng 2.6 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tỉnh theo % GDP

 

1990

1995

2000

2005

2007

2009

Tốc độ tăng trưởng

5,1

9,5

6,8

8,4

8,5

5,3

Tiêu dùng tư nhân

84,8

73,6

66,5

63,5

64,9

66,5

Tiêu dùng chính phù .

12,3

8,2

6?4

6,2

6,1

6,3

Tiết kiệm trong nước

2,9

18,2

27,1

30,3

29,2

27,2

Đầu tư (Tạo lập vốn)

14,4

27,1

29,6

35,6

41,7

38,1

Xuất khẩu ròng

-9,2

•9,1

-2,5

-4,2

-13,4

-10,4

ICOR3

2,5

2,9

4,4

4,2

4,9

7,5

 

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống Kê

 

Kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, phá vỡ cân bằng vĩ mô trước đây được thiết lập trong mô hình của Keynes, gây sức ép trực tiếp lên cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối chính thức ở Việt Nam, thu hẹp khả năng của chính phủ trong việc điều hành chính sách vĩ mô.

Hình 2.20 Biến động cán cần thanh toán (tỷ USD) và tỷ lệ lạm phát

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê

 

Mặc dù thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam năm 2010 ước tính là 12,4 tỷ USD thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt thương mại hơn 14 tỷ USD của năm 2007 và 2008, tốc độ tăng trưởng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài giảm mạnh dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc suy giảm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể năm 2008 và thâm hụt cán cân tổng thể trong giai đoạn từ 2009- 2010. Dự trữ ngoại hối chính thức giảm mạnh dưói tác động của thâm hụt cán cân tổng thể gây áp lực trực tiếp lên phá giá tiền đồng và gây nên tác động tăng giá kép ở Việt Nam. Năm 2008 và 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt qua mức 1 con số lần lượt là 23,1% và 11,75%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng đã được giảm thiểu, phá giá tiền đồng, tăng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, nguy cơ lạm phát do chi phí đẩy trong năm 2011 vẫn là vấn đề nan giải.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của tất cả các nước đều gặp nhiều khó khăn. Thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát là vấn đề hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều phải đối mặt Tuy nhiên, trong cùng bối cảnh kinh tế khó khăn đó, các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam đều có tỷ lệ lạm phát thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 2-3 lần so với các nước khác trong khu vực (Xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7 Tỷ lệ lạm phát (%)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Trung Quốc

1.8

1.5

4.8

5.9

 

3.6

Inđônêxia

10.5

13.1

6.4

9.8

5.0

5.6

Malayxia

3.1

3.6

2.0

5.4

0.6

2.4

Thái Lan

4.5

4.7

2.2

5.4

-0.9

3.5

Việt Nam

8.3

7.5

8.3

23.1

6.9

11.8

 

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê các nước

 

Các giải pháp kinh tế vĩ mô hiện nay cùa Việt Nam đang đặt trọng tâm vào điều chỉnh cung tiền và dồn gánh nặng kiềm chế lạm phát lên Ngân hàng Nhà nước. So với các nước, tốc độ tăng lượng tiền cung ứng ờ Việt Nam cao hơn nhiều (Xem Bâng 2.8). Tuy nhiên, trừ năm 2007, tốc độ tăng trưởng cung tiền của Việt Nam hiện nay vẫn ổn định so vói giai đoạn lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, thời kỳ từ 2001-2006. Hơn nữa, nếu so với Trung Quốc trong năm 2009, tốc độ tăng lượng tiền cung ứng của Việt Nam nhiều hơn không đáng kể, nhưng trong khi Trung Quốc giảm phát, Việt Nam vẫn lạm phát cao.

Bảng 2.8 Tăng trưởng cung tiền (%)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

Trung Quốc

16.3

17.0

16.7

17.8

27.7

Inđônêxia

16.3

14.9

19.3

14.9

12.4

Malayxia

15.6

17.1

9.5

13.4

9.5

Thái Lan

6.1

8.2

6.3

9.2

6.5

Việt Nam

29.7

33.6

46.1

20.3

29.0

 

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê các nước

 

Điều này cho thấy, tăng trưởng cung tiền chỉ ảnh hưởng tới lạm phát lõi (core inflation), lạm phát giá tiêu dùng (headline inflation) còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như chi phí đầu vào và hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Trong giai đoạn giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào tăng cao như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam còn phải gánh chịu tác động tăng giá kép do phá giá tiền đồng. Các cân đối kinh tế vĩ mô hiện tại cho thấy nền kinh tế Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng. Theo mô hình tổng cầu của Keynes, tổng cầu của nền kinh tế, đo bằng tổng sản phẩm quốc nội GDP, được tính trên cơ sở tổng tiêu dùng tư nhân, tiêu dùng chính phủ, đầu tư, và xuất khẩu ròng (đo bằng tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi tổng kim ngạch nhập khẩu). Nhìn chung, cơ cấu GDP của Việt Nam đã có chuyển biến khá tích cực từ năm 1990 tới nay. Cơ cấu chỉ tiêu của khu vực tư nhân và chính phủ đã có chuyển biến tích cực theo hướng giảm chi tiêu và tăng tích lũy để đầu tư tạo vốn. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại vẫn là vấn đề nhức nhối cần phải được giải quyết để đưa các cân đổi kinh tế vĩ mô cân bằng trở lại.

Bảng 2.9 Chi Ngân sách Nhà nước (% GDP)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

Trung Quốc

18.3

18.7

18.7

19.9

23.2

Inđônêxia

18.4

20.0

19.2

19.9

17.0

Malayxia

23.9

24.8

25.1

26.5

30.6

Thái Lan

17.6

17.6

18.3

17.3

20.4

Việt Nam

32.1

30.9

33.1

32.3

35.6

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê các nước

 

Bảng 2.10 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (% GDP)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

Trung Quốc

-1.2

-0.8

0.6

-0.4

-2.8

Inđônêxỉa

-0.5

-0.9

-1.3

-0.1

-1.6

Maỉayxỉa

-3.6

-3.3

-3.2

-4.8

-7.0

Thái Lan

0.2

0.1

-1.1

-0.3

-4.8

Việt Nam

-3.6

-1.2

-5.5

-4.1

-11.8

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê c nước

 

Nhìn vào Bảng 2.9 và 2.10 có thể nhận thấy thâm hụt ngân sách nhà nước cao là một trong những vấn đề Việt Nam phải cấp bách điều chỉnh trong năm 2011. So với các nước trong khu vực, khu vực nhà nước ở Việt Nam hiện nay sử dụng quá nhiều nguồn lực quốc gia, cao hơn 1,5 lần so vói các nước khác trong khu vực. Thâm hụt NSNN tăng nhanh trong giai đoạn từ 2007 tới nay, kết hợp với thâm hụt cán cân thương mại tạo ra thâm hụt kép ở Việt Nam. Chính phủ cần nhanh chóng điều chỉnh chi tiêu công theo hướng tinh giảm bộ máy nhà nước, tiết kiệm chỉ tiêu và tăng cường các hoạt động đầu tư hiệu quả. Nhà nước không nên đầu tư vào các lĩnh vực thị trường cạnh tranh có thể làm tốt Chi số ICOR tăng mạnh trong những năm vừa qua là một trong nhũng dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động không hiệu quả.

Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam đã thu được những thành công ấn tượng, dần dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng nhanh theo hướng đa dạng và chuyển dần từ giao dịch gián tiếp thông qua các thị trường xuất nhập khẩu trung chuyển như Xingapo sang giao dịch trực tiếp tại các thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Tuy vậy, kinh doanh xuất khẩu tại Việt Nam vẫn phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu, máy móc đầu vào nhập khẩu. Hàm lượng giá trị gia tăng thấp làm cho cán cân thương mại Việt Nam chậm được cải thiện. Trong khi các nước trong khu vực luôn xuất siêu, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu.

Bảng 2.11 Cán cần thương mại (triệu USD)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Trung Quốc

134,189

217,746

315,381

360,682

249,300

273,316

Inđônêxia

17,532

29,661

32,753

22,916

35,199

34,556

Malayxia

34,034

37,428

37,141

51,167

40,149

38,126

Thái Lan

-8,254

994

12,782

108

19,416

9,376

Việt Nam

-2,439

-2,776

-10,438

-12,782

-8,306

-12,400

 

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê các nước

 

Mặc dù lượng kiều hối Việt Nam nhận được tương đối lớn, thâm hụt cán cân thương mại cao vẫn kéo theo thâm hụt cán cân vãng lai lớn ở Việt Nam. Trong khi đó, nhờ thặng dư thương mại, các nước trong khu vực vẫn duy trì thặng dư cán cân vãng lai trong một thời gian dài. Thặng dư cán cân vãng lai giúp các nước trong khu vực giảm áp lực huy động đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt Trong hoàn cảnh khủng hoảng hiện tại, các nước trong khu vực vẫn đảm bảo thặng dư cán cân thanh toán tổng thể và không ngừng gia tăng dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế khiến lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng chậm, và suy giảm. Cán cân thanh toán của Việt Nam chuyển sang thâm hụt kể từ năm 2009 dẫn tới suy gỉảm dự trữ ngoại hối. Nếu thâm hụt thương mại Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao, nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng, một khi dự trữ ngoại hối không được bù đắp bởi đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.12 Cán cân vãng lai (% GDP)

Các nuxrc

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Trung Quốc

7.1

9.3

10.6

9.4

5.8

5.7

Inđônêxia

0.1

2.9

2.4

0.0

2.0

1.4

Malayxia

15.0

16.7

15.7

17.6

16.7

14.0

Thái Lan

-4.3

1.1

6.3

0.5

7.7

4.0

Việt Nam

-1.1

-0.3

-9.8

-11.8

-7.4

-7.6

Nguồn: ADB, Tổng cục Thống kê các nước

 

Trong thời kỳ trước 2007, nguồn bù đập thâm hụt cán thương mại chủ yếu là kiều hối, đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ. Kể từ 2008, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài để vào các nước trong khu vực đã có dấu hiệu suy giảm. Các nhà đầu tư toàn cầu đều dè dặt trong việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài. So với các nước, Việt Nam vẫn duy trì được lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Tuy nhiên, trong những năm tới, nguồn vốn vay nợ viện trợ của Việt Nam sẽ suy giảm vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Nếu huy động vốn đầu tư nước ngoài không đạt được mức tăng trưởng để bù đắp thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam sẽ tiếp tục âm, dự trữ ngoại hối suy giảm, thu hẹp khả năng kiểm soát kinh tế vĩ mô của chính phủ.

Bảng 2.13 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD)

Các nước

2005

2006

2007

2008

2009

Trung Ọuốc

72406.0

72715.0

83521.0

108312.4

94065.0

Inđônêxia

8337.0

4914.0

6929.0

9318.0

5300.0

Malayxia

4065.3

6060.2

8459.7

7240.4

1607.0

Thái Lan

8048.1

9459.6

11330.2

8570.5

6147.9

Việt Nam

1430.0

1757.0

6550.0

9279.0

6900.0

 

 

Như vậy, thâm hụt kép nếu không được cải thiện trong thời gian tới sẽ vẫn là thách thức mà chính phủ Việt Nam phải đối mặt. Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại sẽ kéo theo mất cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản, bó tay chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Giải pháp tập trung vào chính sách tiền tệ không phải là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục phải duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, hạn chế gia tăng cung tiền, các giảỉ pháp điều chỉnh cân bằng kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng hơn trong trung hạn và dài hạn. cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước là ưu tiên hàng đầu. Giảm thiểu chỉ tiêu công, tiết giảm bộ máy nhà nước, cắt giảm nguồn lực sử dụng cho quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước đóng vai trò quan trọng. Chính phủ không nên tập trung đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mà khu vực tư nhân cạnh tranh có thể đảm nhận được tốt hơn. Tìm cách giảm ICOR, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả, sử dụng khu vực kinh tế tư nhân năng động thay cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Giảm thiểu thâm hụt thương mại, tiến tới thặng dư thương mại thông qua khai thác tối đa thị trường trong nước, giảm nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, giảm đầu tư vào khu vực sản xuất hàng hóa phi thương mại (non-traded goods) như bất động sản, tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu, quy hoạch tạo nguồn nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu đầu vào, phát triển công nghiệp phụ trợ và khai thác tối đa chuỗi giá trị toàn cầu. Các nỗ lực hành chính để quản lý thị trường sẽ không đem lại kết quả một khi các mất cân đối kinh tế vĩ mô không được giải quyết một cách cơ bản về chất

CHƯƠNG 3. ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIÊU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

1. Hệ thống quan điểm, định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và hiện đại của Vỉệt Nam trong thời gian tới

1. Điều chỉnh kinh tế phải gắn với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định, lành mạnh kinh tế vĩ mô; ổn định giá trị đồng tiền và kiểm soát lạm phát; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Định hướng điều chỉnh kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp

3. Định hướng điều chỉnh kinh tế theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hưóng hiện đại, hiệu quả, bền vững

4. Định hướng điều chỉnh kinh tế theo hưóng phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh

5. Định hướng điều chỉnh kinh tế theo hướng phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông

6. Định hướng điều chỉnh kinh tế theo hướng phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới

7. Định hướng điều chỉnh kinh tế phải gắn với phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường

8. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn với cải cách thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính công và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội và chống tham nhũng

2. Kiến nghị hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhiều thành phần để phát triển bền vững ở nước ta.

- Tiếp tục duy trì và đổi mới cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu đa dạng các hình thức sở hữu là điều kiện để phát triển kinh tế thị trường.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu với nhiều loại hình doanh nghiệp để phát triển bền vững.

- Điều chỉnh cơ cấu vùng kinh tế những năm tới theo hướng hình thành dựa vào lợi thế địa lý gắn vói điều kiện xã hội nhằm cùng tạo ra những sản phẩm chủ lực, có khả năng cạnh tranh để phát triển kinh tế vùng và cả nền kinh tế. Để phát huy lợi thế địa lý gắn với yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu, mở cửa giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững, cần phải có tư duy, quan điểm hoàn chỉnh cách phân vùng kinh tế theo tư duy mới. Phân vùng kinh tế hợp tung lấy nhân tố địa hình làm trọng tâm, không theo hành chỉnh, cắt ngang và manh mún. Theo cách phân vùng này thì cơ cấu kinh tế vùng sẽ tạo sức mạnh tổng hợp, đầu ra của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường của nước ta bao gồm 3 vùng: Vùng Đồng Bằng; Vùng trung du, miền núi; Vùng biển, ven biển và hải đảo.

3. Kiến nghị giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới

Nếu xét trên mô hình tổng cầu, tăng xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, nhưng đồng thời cũng kéo theo tăng nhập khẩu phục vụ xuất khẩu làm giảm GDP. Trên thực tế, chúng ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu, nên phần đóng góp trực tiếp của khu vực xuất nhập khẩu vào GDP là âm. Tuy nhiên, xét tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy phần lớn hàng nhập khẩu là để phục vụ sản xuất và được bù đắp bởi chỉ đầu tư. Bên cạnh đó, sản xuất xuất khẩu tạo ra công ăn việc làm, giải quyết thu nhập cho một bộ phận lớn dân số và gián tiếp đóng góp vào GDP thông qua chi tiêu dùng của bộ phận dân số này. Hơn nữa, khu vực sản xuất trong nước còn thu được lợi ích lan tỏa nhờ vào việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư của nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này. Đồng thời, thông qua áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và khu vực xuất khẩu năng động, năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất trong nước cũng được cải thiện.

Để giảm tác động tiêu cực của nhập khẩu lạm phát, chính phủ cần thực hiện các biện pháp để cân bằng cán cân thanh toán thông qua cải thiện môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn nước ngoài và hạn chế nhập khẩu tạm thời và thúc đẩy xuất khẩu nhằm mục đích giảm tác động trực tiếp của thâm hụt thương mại tới cán cân thanh toán. Để thực hiện được điều này, chính phủ cần phải phối hợp đồng loạt các biện pháp chính trong đó quan trọng nhất là chính sách tỷ giá và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Đối với chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tích cực: mở rộng biên độ giao động và cho phép tỷ giá VND/ƯSD biến động theo hưóng phù hợp với cung cầu ngoại hối trên thị trường hơn. Trong thời gian tới, chính phủ cần cân nhắc điều chỉnh tỷ giá theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR, JPY, GBP) có tính toán tới tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước/khối nước liên quan.

Đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trong thời gian qua vẫn còn nhiều ý kiến về mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần xác định các mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu tiên nhất. Trong điều hành chính sách, không thể cùng một lúc đạt được tất cả các mục tiêu. Nếu đưa ra các mục tiêu mà không đạt được, các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, dự đoán trước các kịch bản kinh tế là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đầu tư. Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ mô cần được xác định là mục tiêu trọng yếu, ưu tiên hàng đầu. Thu hút được luồng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu quay trở lại các nước trong khu vực sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và gỉảm áp lực phá giá tiền đồng, nguyên nhân gây ra nhập khẩu lạm phát ở Việt Nam.

Đối với cải thiện hiệu quả sử dụng vốn: Đây là mục tiêu lâu đài, nhưng không kém phần quan trọng. Trong dài hạn, giáo dục và y tế luôn là mục tiêu hàng đầu để cải thiện năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chính phủ cần rà soát nâng cao hiệu quả chi tiêu công, đặc biệt là chi đầu tư. Phân bổ chi tiêu công cần gắn với kết quả đầu ra hay vì kiểm soát chi như hiện nay. Cần thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước trên cơ sở khoán chi. Chính phủ không nên kiểm soát các khu vực kinh tế tư nhân có thể quản lý hiệu quả hom. Chính phủ nên quản lý khu vực tư nhân thông qua thuế và thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Đối với quản lý thâm hụt ngân sách: Sự phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ liên quan mật thiết tới việc sử dụng các cơ chế quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước khác nhau để ổn định nền kinh tế trong từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể. Người ta điều chỉnh ngân sách cơ cấu để thực hiện cơ chế ổn định tuỳ biến Tuỳ theo biến động thực tế của nền kinh tế do các cú sốc kinh tế gây ra để cố chính sách chi tiêu phù hợp điều tiết nền kinh tế. (flexible adjustment). Trong khi đó cơ chế ổn định tự động (self adjustment) được thực hiện thông qua việc tự động điều chỉnh của ngân sách chu kỳ. Chi và thu cơ cấu bao gồm những chương trình chi tiêu linh hoạt do bộ máy lập pháp ban hành để đối phó với tình hình kinh tế biến động cụ thể và định hưóng chính sách của nhà nước; các khoản thu, chi và thâm hụt ngân sách chu kỳ được điều chỉnh một cách tự động, không cần phải có sự phê chuẩn của bộ máy lập pháp, thông qua việc điều chỉnh tự động các khoản thuế và chi tiêu phúc lợi xã hội tuỳ theo tình trạng cụ thể của nền kinh tế.

Nhìn chung, chính phủ cần phải điều chỉnh ngân sách cơ cấu theo hướng cân bằng thu chi ngân sách.cơ cấu trong đài hạn. Trong ngắn hạn, tuỳ định hướng chính sách trong từng thời kỳ cụ thể, ví dụ để phục vụ chiến tranh, hay tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đầu tư phục vụ phát triển, chính phủ có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách cơ cấu ngắn hạn để thực hiện mục tiêu của mình.

Thâm hụt ngân sách theo chu kỳ sẽ tăng lên khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn, khiến doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, trong khi thất nghiệp gia tăng. Để đưa nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng, nhà nước cần thi hành chính sách tài khoá mở rộng: tăng chi và/hoặc giảm thuế. Cơ chế ổn định tự động đốỉ với ngân sách chu kỳ sẽ đảm bảo cho chính phủ thực hiện được điều này, mà không cần phải ban hành một đạo luật chi tiêu ngân sách nào mới. Do doanh thu và lợi tức giảm, doanh thu thuế giảm xuống, trong khi thất nghiệp gia tăng đòi hỏi chi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp và phúc lợi xã hội tăng lên. Cơ chế điều chỉnh tự động diễn ra và ngân sách chu kỳ thâm hụt cao.

Một khi Việt Nam duy trì được mức thâm hụt thương mại thấp, tăng cường thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết được vấn đề công ăn việc làm và áp dụng đồng bộ các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, chính phủ sẽ khôi phục được niềm tin của các nhà đầu tư, quản lý hiệu quả chi tiêu công, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chất lượng và bền vững.

Cụ thể, trong hoàn cảnh hiện tại, các giải pháp Việt Nam có thể lựa chọn là: i) điều chỉnh giá trị tiền đồng trên cơ sở một giỏ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại và đầu tư chính với Việt Nam; ii) cho phép ngoại tệ được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu trên thị trường để Ngân hàng Nhà nước có thể độc lập hơn trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ; iii) Ngân hàng Nhà nước phải chủ động sử dụng các công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ triệt tiêu ngay các nhân tố làm tăng lượng cung ứng tiền tệ, tránh tình trạng để khi lạm phát xuất hiện mới đưa ra các biện pháp điều chỉnh; iv)Chính phủ cần thể hiện rõ quyết tâm và định hướng chính sách, tuy nhiên các biện pháp đưa ra cần phải có lộ trình, nhất quán và tránh gây sốc cho nền kinh tế; không nên đưa ra biện pháp hút tiền về rồi lại tung tiền ra, rồi lại hút tiền về; v) Các biện pháp chính sách là để giảm thiểu tác động sốc từ bên ngoài, chứ bản thân chính sách của chính phủ không bao giờ được sử dụng làm nguyên nhân gây sốc.

Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, chinh phủ phải nhất quán trong điều hành chính sách và phải có lộ trình rõ ràng. Việc hiểu rõ và đánh giá tác động của từng công cụ chính sách sẽ là cơ sở để đưa ra những chính sách có định hướng cụ thể, dài hạn, tránh tình trạng các biện pháp chính sách chỉ có tính chất giải quyết triệu chứng tạm thời nhưng không có tác động dài hạn rõ ràng, làm mất lòng tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

4. Kết luận

Mục tiêu trọng tâm của chương trình viện trợ hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới (WB) và Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), là giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu, giải quyết mất cân đối vĩ mô. Phát triển kinh tế bền vững bao trùm cả tăng trưởng kinh tế và hướng tới cả một số mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đòi hỏi giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ mô như cơ cấu ngành, thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán, song song với giải quyết các yếu tố thắt cổ chai làm cản trở quá trình phát triển kinh tế như cơ chế kinh tế phi thị trường bóp méo tín hiệu giá cả, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ công nghệ thấp, thiếu hụt lao động kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian gần đây kéo theo biến động tăng đột biến giá cả hàng hóa đầu vào đã làm rõ một số mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng trong nền kinh tế. Tình trạng mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, hiệu quả kinh tế thấp, đầu tư công lãng phí, chưa hiệu quả là nguyên nhân gây mất cân đối vĩ mô, thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán, sụt giảm dự trữ ngoại hối làm cho khả năng điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ bị suy giảm và đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mục tiêu hàng đầu của điều chỉnh cơ cấu kinh tế hiện nay là duy trì và cải thiện các cân đối vĩ mô chủ yếu nhằm từng bước đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa và phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh cải cách chi tiêu và đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả và giảm can thiệp vào các khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện tốt, một số giải pháp Việt Nam có thể lựa chọn với mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm: i) điều chỉnh giá trị tiền đồng trên cơ sở một giỏ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại và đầu tư chính với Việt Nam; ii) cho phép ngoại tệ được điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu trên thị trường để Ngân hàng Nhà nước có thể độc lập hơn trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ; iii) Ngân hàng Nhà nước phải chủ động sử dụng các công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ thận trọng triệt tiêu ngay các nhân tố làm tăng lượng cung ứng tiền tệ, tránh tình trạng để khi lạm phát xuất hiện mới đưa ra các biện pháp điều chỉnh; iv) Chính phủ cần thể hiện rõ quyết tâm và định hướng chính sách, tuy nhiên các biện pháp đưa ra cần phải có lộ trình, nhất quán và tránh gây sốc cho nền kinh tế; không nên đưa ra biện pháp hút tiền về rồi lại tung tiền ra, rồi lại hút tiền về; v) Các biện pháp chính sách là để giảm thiểu tác động sốc từ bên ngoài, chứ bản thân chính sách của chính phủ không bao giờ được sử dụng làm nguyên nhân gây sốc.

Về lâu dài, cải thiện hiệu quả kinh tế thông qua nâng cao năng suất lao động thông qua đầu tư cho chất lượng nguồn nhân lực là các giải pháp cần được ưu tiên. Chính phủ cần xác định mục tiêu đầu tư cho giáo dục và y tế là ưu tiên hàng đầu trong nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, xây dụng thể chế kinh tế khuyến khích phát triển của kinh tế tư nhân là nền tảng để điều chỉnh nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường. Chính phủ cần tập trung vào vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống nhà nước và pháp luật để củng cố các thể chế kinh tế thị trường. Nhà nước cần giảm dần can thiệp vào nền kinh tế và rút lui khỏi các khu vực kinh tế mà doanh nghiệp tư nhân có thể quản lý và thực hiện tốt. Mục tiêu của nhà nước là tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích cạnh tranh thay vì nhà nước đứng ra sản xuất tất cả các mặt hàng trong khi không thiết lập được một hệ thống chịu trách nhiệm hiệu quả cho việc sử .dụng các nguồn lực công cộng.

Chính phủ cần thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hẹp bộ máy nhà nước, sử dụng một bộ máy tinh giản nhưng hoạt động hiệu quả với các cơ chế khuyến khích đầy đủ để thu hút những người có trình độ nhất vào làm cho khu vực nhà nước, cắt giảm chi tiêu công cho bộ máy nhà nước là một trong những ưu tiên hàng đầu đề tránh tình trạng thâm hụt kép hiện tại. Chính phủ cần xác định mục tiêu quy mô hoạt động của chính phủ xuống mức tương đương với các nước trong khu vực, và nguồn lực của nhà nước được sử dụng hiệu quả tối đa, tập trung vào các mục tiêu dân sinh và phúc lợi xã hội, đảm bảo xóa đói giảm nghèo và phân phối công bằng.

Nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam vói các nước trong khu vực, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, khai thác chuỗi giá trị toàn cầu là điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định theo hưóng công nghiệp hóa và hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

1. Washington Consensus.

2. Stiglitz, Joseph E. More Instrument and Broader Goais: Moving tovvard the Post- Washington Consensus. Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới, bài phát biểu hàng năm: 1998

3. ICOR được xác định gần đúng băng lượng đầu tư hàng năm chia cho tốc độ tăng trưởng GDP thường niên

 

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.

GS.TS. Nguyễn Đình Hương

Văn phòng Quốc hội

Chủ nhiệm đề tài

2.

TS.Trần Đình Đàn

Vãn phòng Quốc hội

Thành viên đề tài

3.

PGS.TS. Đặng Văn Thanh

Văn phòng Quốc hội

Thành viên đề tài

4.

TS.Bùi

Độ Kế hoạch& Đầu tư

Thành viên đề tài

5.

PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch

Viện NC Thương mại, Bộ Công Thương

Thảnh viên đề tài

6.

GS.TS. Mai Ngọc Cường

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Thư ký, đề tài

7.

TS. Trần Hữu Nam

Văn phòng Chủ tịch nước

Thành viên đề tài

8.

GS.TS. Đinh Văn Sơn

Đại học Thương Mại

Thành viên đề tài

9.

TS. Lê Văn Luyện

Học Viện Ngân Hàng

Thành viên đề tài

10.

PGS.TS. Phan Thị Nhiệm

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

11.

PGS.TS. Bùi Đức Triệu

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

12.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ

Tnrờng đại học Ngoại thương

Thành viên đề tài

13.

GS.TS. Đỗ Đức Bình

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

14.

PGS.TS. Phan Đăng Tuất

Viện CL&CSCN, Bộ Công Thương

Thành viên đề lài

15.

PGS.TS. Phạm Văn Đãng

Bộ Tài chính

Thành viên đề tài

16.

TS. Nguyễn Văn Hà

Độ Nông nghiệp

Thành viên đề tài

17.

Ths. Dương Thị Hồng Vân

Trường đại học Ngoại thương

Thành viên đề tài

18.

TS. Mai Thu Hiền

Tnrờng đại học Ngoại thương

Thành viên đề tài

19.

TS. Trần Thị Lương Bình

Trường đại học Ngoại thương

Thành viên đề tài